Mắc nợ làng chài

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nhiều người bảo tôi rỗi hơi, khi vợ con vẫn đi ở trọ lại chay đôn chạy đáo lo chuyện nhà cho ngư dân vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).

Đã 8 năm ròng, hàng chục phóng sự, bài viết về những mảnh đời nghèo khổ của ngư dân được khắc họa rõ nét trên báo Tiền Phong. Dẫu thế, đến nay, nhiều gia đình vẫn lênh đênh vô định trên vịnh di sản.

Những đứa trẻ du hải

Vừa được nghỉ hè hôm trước, hôm sau 2 anh em Phong, Hiền phải theo bố mẹ đi giăng lưới thả câu trên vịnh. Thực ra, nếu không nghỉ hè thì tuần nào anh em Hiền cũng có vài ba buổi lặn lội trên những ghềnh đá, bắt con ốc, con hà, con cà khé, phụ thêm bố mẹ đồng rau, đồng mắm. Nhưng nghỉ hè là những buổi đi biển xa hơn, có khi phải 2-3 ngày mới về.

Những chiếc thuyền nan kết vào nhau trở thành những xóm chài nhỏ bên bờ vịnh Hạ Long

Những chiếc thuyền nan kết vào nhau trở thành những xóm chài nhỏ bên bờ vịnh Hạ Long

“Nếu không có những căn biệt thự trên bờ, thắp điện sáng trưng đổ bóng xuống mặt biển vào mỗi tối, có lẽ Đạt không có ước mơ về một căn nhà thắp điện sáng. Nhưng cậu bé 12 tuổi vẫn ý thức được rằng, đó chỉ là giấc mơ. Cuộc sống thực tại quen thuộc là khoang thuyền đầy muỗi, dĩn”.

Hiền sinh ra trên chiếc thuyền nan, neo cố định sát mép núi thuộc phường Bạch Đằng (TP Hạ Long). Chiếc thuyền là nơi trú ngụ của mấy anh chị em Hiền cùng bà nội. Ngoài chị cả thuê căn nhà trọ trên đất liền để tiện đi làm thuê, còn lại 7 anh chị em, đứa theo bố mẹ trên chiếc thuyền câu, đứa ở với bà nội.

Con thuyền được ngăn làm 3 gian. Gian giữa làm nơi thờ cúng, ăn, ngủ. Gian phía mũi thuyền đặt bếp nấu ăn, treo võng. Gian sau làm nơi tắm giặt, vệ sinh, phơi quần áo. Ngoài ra, mái của gian giữa được tận dụng thành 1 phòng ngủ cho đứa lớn. Đứa bé được ưu ái ngủ với bà trong khoang giữa.

Những đứa trẻ xóm chài luôn mơ về ngôi nhà thắp điện sáng.

Những đứa trẻ xóm chài luôn mơ về ngôi nhà thắp điện sáng.

Những căn nhà như thế tồn tại ven bờ vịnh Hạ Long từ nhiều năm nay. Đến năm 2014, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện việc di dời hàng trăm hộ dân sinh sống lâu đời trên vùng lõi Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long về khu tái định cư phường Hà Phong (TP Hạ Long). Những hộ không đủ điều kiện nhận nhà trong khu tái định cư bất đắc dĩ lại sống đời du hải trên vịnh Hạ Long.

Nụ cười của tương lai di sản vịnh Hạ Long

Nụ cười của tương lai di sản vịnh Hạ Long

Anh Phạm Văn Nhặt, 45 tuổi (bố của bé Hiền) thường xuyên cùng vợ đi biển dài ngày. Cũng như nhiều hộ gia đình khác, anh không có một tấc đất cắm dùi. Cuộc sống lênh đênh vô định nay đây mai đó trên vịnh khiến người đàn ông mạnh mẽ dạn dày gió sương phải chùng giọng khi chúng tôi hỏi về tương lai của 8 đứa con anh.

Tương lai của di sản

Nếu không có những căn biệt thự trên bờ, thắp điện sáng trưng đổ bóng xuống mặt biển vào mỗi tối, có lẽ Đạt không có ước mơ về một căn nhà thắp điện sáng. Nhưng cậu bé 12 tuổi vẫn ý thức được rằng, đó chỉ là giấc mơ. Cuộc sống thực tại quen thuộc là khoang thuyền đầy muỗi, dĩn.

Thứ duy nhất có thể phát điện trên thuyền là bình ắc quy, đủ dùng để thắp cho chiếc bóng đèn nhỏ và sạc điện thoại. Không có điện, phương tiện giải trí của lũ trẻ xóm chài chủ yếu là chiếc điện thoại của mẹ hay anh chị cho xem trong chốc lát.

Kỳ nghỉ hè năm nay, Đạt không phải theo bố đi biển như mọi năm nữa. Nhiệm vụ của Đạt là ở lại thuyền trông em Quyền và làm chân sai vặt cho mẹ. Tiếng là trông em nhưng Đạt thường xuyên vừa trông vừa ngủ, bởi đã có 1 sợi dây buộc túm áo em bên cạnh, đề phòng em đi ra mép thuyền trượt chân rơi xuống biển.

Từ những vụ đuối nước thương tâm của những gia đình ngư dân có con nhỏ, đến giờ những đứa trẻ lít nhít sống trên thuyền đều được bố mẹ buộc một sợi dây vào quần hay áo. Chiếc áo, quần được cắt một lỗ nhỏ đủ để luồn sợi dây vào, rồi buộc túm lại. Đầu dây kia được buộc vào một chỗ nào đó chắc chắn trên thuyền, khoảng dây vừa đủ dài để đứa bé chỉ di chuyển được trong vùng an toàn.

Phong đã 11 tuổi, với “thành tích” 3 năm học lớp 1 ở Trường Tiểu học Trần Quốc Toản nhưng Phong vẫn chưa thuộc hết mặt chữ. Cái mà Phong thuộc nhiều hơn hẳn các bạn cùng trang lứa sinh sống trên bờ, là các loài cá tôm trên vịnh.

Ở lứa tuổi của Phong, hầu hết những đứa trẻ trên phố còn được chăm chút ăn học, thì trẻ xóm chài đã phải tập để làm những ngư dân thực thụ. Phong cũng vậy. Từ năm 9 tuổi, cậu đã phải theo bố đi thả câu, giăng lưới trên vùng vịnh Bái Tử Long. Hè năm nay, thời tiết không thuận tiện cho việc đi câu, Phong cùng vài đứa trẻ khác được thả xuống khu vực núi Bà Hai, để bắt tất cả những con gì có thể bán được.

Những đứa trẻ như Hiền, Phong, Đạt, Quyền... sẽ là tương lai nối tiếp của di sản vịnh Hạ Long. Khi các em vẫn còn đang chật vật từng bữa ăn, chữ đọc còn chưa thạo thì đâu đó những dự án trăm tỷ, nghìn tỷ vẫn được phê duyệt để bê tông hóa vịnh Hạ Long.

Từ bao đời qua, hình ảnh của những ngư dân sống quanh năm trên vịnh Hạ Long đã trở nên quen thuộc. Họ coi thuyền, bè là nhà và vịnh là quê hương. Họ là những chủ nhân đầu tiên của di sản và bằng chính cuộc sống của mình, họ đã tạo nên những giá trị văn hoá nhân văn độc đáo, đó mới chính là hồn cốt của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.

Có thể bạn quan tâm

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

(GLO)- Ngày 12-5-1970, du kích người Jrai Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) cùng đồng đội bắn rơi chiếc máy bay trực thăng khiến hàng chục binh sĩ cấp cao của quân đội Mỹ thiệt mạng. Vậy, xác chiếc trực thăng ấy bây giờ ở đâu?
Còn lại gì sau bão Yagi?

Còn lại gì sau bão Yagi?

Khi cơn bão Yagi quét qua, nhà cửa, đường sá, cầu cống - những gì tưởng chừng kiên cố nhất cũng bị gió bão, mưa lũ cuốn phăng. Xót xa hơn, sự sống - thứ đáng quý nhất cũng bị đánh cắp trong phút chốc.
Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Chuyện du kích Jrai hạ trực thăng Mỹ

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Du kích Jrai hạ trực thăng chở 2 tướng Mỹ

(GLO)- Hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng câu chuyện về du kích Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) cùng đồng đội bắn rơi máy bay quân sự Mỹ ngay tại quê hương mình vẫn được nhiều người cao tuổi trong vùng nhắc nhớ và được nhiều tài liệu lịch sử chính thống ghi nhận.

Giữa mùa mưa kể chuyện… đảo 'khát'

Giữa mùa mưa kể chuyện… đảo 'khát'

Do cấu tạo địa chất đặc biệt nên đảo Bé không tích tụ được mạch nước ngầm, người dân trên đảo phải dùng lu, bể... để hứng nước mưa dùng vào sinh hoạt. Hàng trăm năm qua, cộng đồng nhỏ bé hơn 500 người ấy tồn tại giữa biển khơi như một cuộc thi gan cùng tạo hóa.
Lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc

Lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc

(GLO)- Dẫu có những quãng ngắt do sóng chập chờn nhưng cuộc điện thoại với người thân trong gia đình mỗi buổi tối là “liều thuốc tinh thần” để cán bộ, chiến sĩ tại các chốt của Đồn Biên phòng Ia Lốp (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) vượt qua khó khăn, lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc.
'Ba cùng' đổi thay vùng đất khó - Bài cuối: Ấm áp dưới tán rừng U Minh Hạ

'Ba cùng' đổi thay vùng đất khó - Bài cuối: Ấm áp dưới tán rừng U Minh Hạ

Tạm gác lại những công việc hàng ngày của mỗi cá nhân, những sinh viên tình nguyện hè của Trường Đại học Tây Đô (Cần Thơ), cùng nhau lên đường về với vùng đất thiêng liêng U Minh Hạ, để cùng ăn, cùng sống và cùng góp sức trẻ thể hiện phong trào “sinh viên 5 tốt”, cống hiến và trưởng thành.
Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.