“Lưới trời” thưa nhưng khó thoát

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Để che giấu quá khứ của mình, Xuân thay đổi họ tên thành Chế Văn Thương, sinh năm 1953, trú tại xã Ea Tir, huyện Ea HLeo, tỉnh Đắk Lắk.

“Vụ án xảy ra từ rất lâu, người bị hại đã mất; điều tra viên thụ lý người nghỉ hưu, người già yếu, thời điểm đó công nghệ lại chưa phát triển nên dấu vết, thông tin về vụ án rất ít ỏi. Tuy nhiên, với quyết tâm bắt bằng được đối tượng, không để tội phạm nguy hiểm nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật”...

Quá khứ lầm lỗi

Một buổi tối năm 1981, hai anh em ruột là Nguyễn Hữu Xuân (SN 1956) và Nguyễn Hùng Cảnh (SN 1962) cùng trú tại Buôn Hoai – xã Ia RBol, huyện Ayun Pa (nay là xã Chư Băh, thị xã Ayun Pa) khi đó còn là thanh niên đã dùng súng quân dụng và lựu đạn để đe dọa, khống chế, cướp tài sản của bà Trần Thị Ninh (trú tại xã Ia RBol, huyện AYun Pa). Trong quá trình giam giữ, lợi dụng sơ hở, đêm tối, hai anh em đã trèo tường trốn thoát khỏi nơi giam.

Xuân kể: “Tôi đi bộ suốt 3 ngày trong đường rừng, vừa đi vừa xin cơm ăn. Lúc đó tôi sợ hãi, chỉ muốn đi thật nhanh, thật xa để trốn án phạt tù”.

Để che giấu quá khứ của mình, Xuân thay đổi họ tên thành Chế Văn Thương, sinh năm 1953, trú tại xã Ea Tir, huyện Ea HLeo, tỉnh Đắk Lắk, kết hôn với một phụ nữ địa phương và sinh ra được 4 người con. Sống với nhau được một thời gian do không hợp, Xuân đã cưới vợ mới và nhận nuôi một bé gái. Sinh sống lâu năm tại xã Ea Tir, khéo che đậy quá khứ bằng việc chịu khó làm lụng, chấp hành pháp luật, Xuân được tin tưởng và giao giữ chức vụ xã đội trưởng, viễn tưởng cuộc đời êm đẹp sẽ mãi tiếp diễn.

Xuân cho biết, mãi đến hơn chục năm sau mới biết em trai mình cũng bỏ trốn. “Nó gọi điện cho tôi để trò chuyện, nhắc lại chuyện đã xảy ra. Điều đó chỉ làm tôi thêm lo sợ. Có những ngày Cảnh gọi cho tôi lúc 12 giờ khuya, tiếng chuông điện thoại làm tim tôi giật thon thót. Tôi nói hai anh em phải cắt đứt liên lạc hoàn toàn. Từ lúc bỏ trốn, chưa giây phút nào tôi cảm thấy bình yên”.

Cuộc sống bình lặng để che giấu tội ác

Sau khi đổi tên họ thành Nguyễn Xuân Hùng (SN 1958), Nguyễn Hùng Cảnh đã bỏ trốn đến nơi rừng núi hoang vu nay là thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum để làm lại cuộc đời. Cảnh lấy vợ người địa phương, sinh ra tất cả 6 người con.

Để xóa sạch dấu vết phạm tội trong quá khứ, Cảnh không hề quay lại quê hương hay liên lạc với gia đình. “Tôi nghe ngóng biết tin mẹ chết nhưng không thể về, còn cả 2 đứa em gái biệt tích, chưa một lần gặp lại”-Cảnh cho hay. Không đi đâu khỏi huyện Ngọc Hồi, suốt 42 năm, Cảnh chỉ quanh quẩn làm nương rẫy.

Hai cái tên với hai cuộc đời mới, Xuân và Cảnh trốn chạy khỏi vòng pháp luật hơn một nửa đời người, sống dưới vỏ bọc là những công dân lương thiện, chăm chỉ làm lụng nuôi gia đình. Những người vợ, những đứa con lớn lên hoàn toàn không biết quá khứ tội lỗi của người chồng, người cha. Nhưng lưới trời lồng lộng, không ai có thể chạy thoát “món nợ” công lý.

Đối tượng Nguyễn Hữu Xuân tại Trại tạm giam Công an tỉnh Gia Lai.

Đối tượng Nguyễn Hữu Xuân tại Trại tạm giam Công an tỉnh Gia Lai.

Công lý được thực thi

Ngày 14/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Gia Lai phối hợp Công an tỉnh Kon Tum đã bắt giữ Nguyễn Hùng Cảnh đang cư trú tại thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi. Nguyễn Hùng Cảnh đã thừa nhận hành vi cướp tài sản của mình. Tiếp tục khai thác nhanh từ Cảnh, lực lượng Công an đã lần ra Nguyễn Hữu Xuân đã thoát xác biến thành Chế Văn Thương. Một tổ công tác tức tốc lên đường phối hợp với Công an huyện Ea Hleo, tỉnh Đắk Lắk để xác minh, truy bắt đối tượng Chế Văn Thương.

“Vụ án xảy ra từ rất lâu, người bị hại đã mất; điều tra viên thụ lý người nghỉ hưu, người già yếu, thời điểm đó công nghệ lại chưa phát triển nên dấu vết, thông tin về vụ án rất ít ỏi. Tuy nhiên, với quyết tâm bắt bằng được đối tượng, không để tội phạm nguy hiểm nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật” – Trung tá Lê Đình Hoàng, Đội trưởng Đội Phòng ngừa, điều tra tội phạm xâm phạm sở hữu, Phòng Cảnh sát hình sự chia sẻ.

Tại cơ quan Công an, Nguyễn Hữu Xuân hối hận: “Nếu có cơ hội quay lại, tôi sẽ không bỏ trốn. Hôm bị bắt bất ngờ, vợ con biết chuyện khóc nhiều lắm. Giờ có tuổi rồi, biết có còn được quay lại hay không”.

Nguyễn Hữu Xuân và Nguyễn Hùng Cảnh bị bắt đã khép lại hành trình 41 năm truy xét của lực lượng Cảnh sát hình sự.

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.