Lớp dạy đàn đặc biệt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chưa từng chạm đến phím đàn nên các em thiếu nhi đến từ Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh Gia Lai tỏ ra rất hào hứng với những giờ học đàn organ miễn phí do Nhà Thiếu nhi tỉnh tổ chức. Lớp học được mở ra với mong muốn mang lại sân chơi lành mạnh trong dịp hè, khơi dậy niềm đam mê âm nhạc cho các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt.

Lớp có 15 em trong độ tuổi 9-18, trong đó có 13 em thiếu nhi dân tộc Bahnar và Jrai. Mỗi em có hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có chung niềm yêu thích chơi đàn. Khai giảng từ ngày 12-6, vào thứ ba và thứ năm mỗi tuần, các em được đưa đón đến lớp học tại Nhà Thiếu nhi tỉnh bằng xe ô tô của Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh. Thầy giáo Nguyễn Tự Thành với kinh nghiệm gần 40 năm dạy đàn là người truyền cảm hứng cho các em với chiếc đàn organ.

 

Thầy giáo Nguyễn Tự Thành đang hướng dẫn kỹ năng đàn cho các em thiếu nhi của Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh. Ảnh: P.L
Thầy giáo Nguyễn Tự Thành đang hướng dẫn kỹ năng đàn cho các em thiếu nhi của Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh. Ảnh: P.L

“Tôi đã dạy đàn cho rất nhiều thiếu nhi, nhưng đây là lần đầu tiên dạy cho các em nhỏ ở Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh. Kiến thức âm nhạc của các em như “tờ giấy trắng” nên việc dạy đàn phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhất. Nhưng cũng nhờ chưa học bao giờ nên các em tiếp thu cũng nhanh. Nhiều em tỏ ra rất có năng khiếu, chỉ trong thời gian ngắn đã biết đánh những bản nhạc cơ bản. Nhìn các em bảo ban nhau tập luyện, phấn khích khi thực hiện kỹ thuật thầy truyền đạt, tôi cũng thấy thật vui”-thầy giáo Nguyễn Tự Thành cho biết.

Với những buổi học đàn miễn phí này, các em nhỏ đều đến lớp học đầy đủ ngay từ những ngày đầu khai giảng. Niềm háo hức, thích thú khi được chơi đàn hiện lên trên từng khuôn mặt. Các em nghiêm túc tiếp thu những kiến thức mà thầy giáo giảng, kiên nhẫn tập luyện từng nốt nhạc. Cậu bé Siu Tiêng (9 tuổi) là học viên nhỏ tuổi nhất lớp, vui vẻ cho biết: “Lúc mới học, em không nhớ hết được các nốt nhạc trên phím đàn. Nhưng nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo, em đã học được những bài học cơ bản. Em rất thích học đàn và sẽ cố gắng tập luyện tốt”.

Nhờ tinh thần ham học và chịu khó tập luyện, nhiều em đã phát huy được năng khiếu. Một số em còn hướng dẫn lại kỹ năng mình vừa học được cho các bạn khác để cùng tiến bộ. Em Rơ Ô H’Yoan (15 tuổi) chia sẻ: “Bố mẹ em mất từ lúc em còn nhỏ, 3 chị em ở với ông bà ngoại, sau đó được các cô chú đón về ở tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh đã 8 năm nay. Mỗi lần được Trung tâm tạo điều kiện đi gặp gỡ các bạn thiếu nhi ở các đơn vị khác, nhìn các bạn biểu diễn đàn trên sân khấu, em rất ngưỡng mộ và mong muốn được học. Không ngờ mơ ước ấy lại trở thành hiện thực, em sẽ cố gắng tập đàn thật tốt để về đánh cho các mẹ, các cô tại Trung tâm cùng thưởng thức”.

Chia sẻ về lớp dạy đàn organ miễn phí, bà Lê Thị Hà-Giám đốc Nhà Thiếu nhi tỉnh-cho biết: “Lớp được tổ chức trong vòng 2 tháng, trùng với thời gian các em được nghỉ hè nhằm tạo cho các em một sân chơi bổ ích, tạo điều kiện cho các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt tiếp xúc với âm nhạc. Những năm trước, cán bộ Nhà Thiếu nhi tỉnh đã tổ chức sân chơi hè và hướng dẫn môn vẽ cho các cháu nhỏ của Trung tâm Nuôi dưỡng phục hồi chức năng bán trú cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh. Lớp đàn miễn phí là lớp đầu tiên chúng tôi tổ chức và sẽ cố gắng duy trì vào những năm tiếp theo. Hy vọng, với những giờ học đàn tại Nhà Thiếu nhi tỉnh, các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt sẽ có thêm nhiều niềm vui, học được những kỹ năng cơ bản để chơi được những bản nhạc phục vụ sinh hoạt tại Trung tâm”.

Phan Lài

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.