Lòng từ tâm của con

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đã hơn một tháng nay, không biết từ đâu xuất hiện một bà lão ăn xin ngồi ngay gốc cổ thụ. Dù mưa hay nắng, bà vẫn ngồi bó gối nơi ấy. Bà không xin xỏ bất cứ một ai, dù là một người ăn xin. Bà nhắm nghiền đôi mắt, tay cứ xoay tròn chiếc ca. Khi có người đi ngang qua bỏ vào ca vài ngàn bạc lẻ, bà vội mở mắt, cảm ơn rối rít.
Những ngày trời nắng, bà vẫn an vị chỗ cũ, không dịch chuyển. Thỉnh thoảng người ta thương tình cho bà vài chai nước ngọt ướp lạnh. Bà cười, nụ cười móm mém vì chẳng còn chiếc răng nào. Vén mái tóc màu mây xám, bà đưa chai nước lên miệng tu một hơi như vừa từ sa mạc trở về.
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Những ngày mưa càng khổ hơn. Bà trùm áo mưa kín mít, tay bà vẫn xoay xoay chiếc ca như một thói quen khó bỏ. Có lẽ bà sợ, nếu bà không cử động, không gian chắc tẻ nhạt, chán ngắt. Bởi dù ở thành phố náo nhiệt nhưng nào có ai trò chuyện cùng bà. Cũng có nhiều lần người ta chạy lại năn nỉ bà vào quán trú mưa nhưng bà luôn lắc đầu. Người lớn cho rằng bà mặc cảm, trong khi con nít nói bà sợ mất “địa bàn”.
Ngày hai buổi đưa con đi học, tôi vẫn thấy bà ở đó. Thỉnh thoảng tôi tặng cho bà vài chục ngàn đồng, hộp cơm, bánh trái ăn lót dạ. Ai cho gì bà cũng nhận, cũng dùng chứ không từ chối hoặc vứt đi theo kiểu “ăn xin cao cấp”. Thậm chí cho 1.000 đồng bà cũng rối rít cảm ơn. Đôi khi con trai tôi nhín lại một ít tiền ăn sáng, tiền ăn quà để bỏ vào chiếc ca của bà. Thằng bé mới tí tuổi đầu mà có tấm lòng thương người quá đỗi. Hỏi sao làm như thế thì con trả lời: “Tại con thấy bà ấy như bà ngoại, bà nội của con, hiền từ quá nên con thương”.
Sáng nay, trời bắt đầu se lạnh, báo hiệu một mùa đông lại về. Như mọi ngày, tôi chở con đến trường. Thằng bé có thói quen cứ sáng đi học là lại nhìn qua bên kia đường rảo mắt tìm bà lão. Tôi đưa chiếc áo ấm đắt tiền mới mua hôm qua bảo con mặc vào nhưng nó cứ dùng dằng, nhất quyết không mặc và xin phép tôi cho bà lão chiếc áo ấm này. “Bà lạnh run rồi kìa ba ơi!”-con trai tôi tha thiết nói. Tôi đang suy nghĩ liệu có nên cho hay không thì thằng bé đã lấy chiếc áo ấm chạy sang đưa bà lão mặc vào. Tôi ngơ ngẩn nhìn theo.
Rõ ràng, con nít không biết giá trị vật chất của chiếc áo là bao nhiêu. Trong mắt tuổi thơ, chúng thích gì thì làm nấy, không cần đắn đo, toan tính thiệt hơn như người lớn. Trên đường đến trường, thằng bé còn nghĩ đến chuyện cuối năm đập ống heo mua cho bà lão một bộ quần áo mới và một đôi dép mới. Bỗng dưng tôi thấy hãnh diện vì hành động của con mình. Mới tí tuổi đầu đã bung tỏa tánh thiện. Hy vọng mai này con sẽ là người giúp ích cho đời. 
Đặng Trung Thành

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.