"Lời nói, gói vàng"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ông bà ta vốn rất coi trọng lời ăn tiếng nói. Cái cách mà họ gửi gắm những lời khuyên nhủ, tâm tình vào trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ… cũng vậy, ý nhị mà thấm thía vô cùng. “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Cũng là một lời nói nhưng sao có “lời nói, gói vàng” và cũng có “lời nói, đọi máu”? Quả thật rất đáng để chúng ta suy ngẫm. 
Theo nhà thơ Gamzatov, không có lời nói nào đơn thuần chỉ là lời nói. Tức là một lời đã nói ra bao hàm cả thái độ, tình cảm, mục đích của người nói. Nó chứa đựng sức mạnh vô hình mà đôi khi chính người nói ra cũng không thể nào ngờ tới.
Trong giao tiếp hàng ngày, chuyện va chạm giữa người với người là không tránh khỏi. Đáng tiếc là khi phát sinh tình huống ngoài ý muốn, nhiều người thốt ra những lời lẽ rất nặng nề. Họ dùng lời nói để giải tỏa cơn nóng giận tức thời của bản thân mà không cần để ý đến cảm nhận của người khác. Đặc biệt, khi người ta đã có chủ ý sử dụng lời nói như một vũ khí để công kích, bêu riếu hay tấn công ai đó thì lời nói càng có tính sát thương mạnh. Một lời nói cay nghiệt sẽ đóng đinh vào tâm trí của người nghe. Cái dư âm buồn bã từ đó cứ kéo dài mãi, ám ảnh mãi.
Thật khó chịu khi phải đối diện với một người nói năng khiếm nhã, chua cay. Trong cuốn sách “Sống một cuộc đời đáng sống”, nữ nhà báo Maria Shriver đã từng nhắc đến câu thơ: “Hãy nói lời yêu thương, đừng nói lời cay đắng-trễ lắm rồi”. Đúng là chúng ta có quá ít thời gian để sống và trao gửi yêu thương. Mỗi người đều chất chứa những nỗi niềm riêng. Xót xa nào cũng cần được xoa dịu, nâng đỡ. Thật tốt đẹp biết bao khi đến để nói cho nhau một lời ân cần, dịu dàng. Không phải lúc nào “khéo miệng” cũng “xấu bụng” như cái định kiến mà người ta vẫn thường kháo nhau. Trên thực tế, dù góp ý chân thành, thẳng thắn cho những khiếm khuyết, sai lầm thì cũng cần phải chọn lời nói dễ nghe.
Đôi khi, chỉ với một lời nói dễ nghe, chúng ta đã góp phần tạo dựng môi trường sống và làm việc yên ổn, thân thiện. Cuộc sống nhọc nhằn biết bao! Mỗi người trong chúng ta dễ tổn thương biết bao! Sao không hành xử nhã nhặn hơn để nối dài niềm vui và tránh cho nhau những tổn thương không đáng có? “Một thương tóc bỏ đuôi gà/Hai thương ăn nói mặn mà có duyên” là vậy. Lời lẽ dịu ngọt mà chân thành bao giờ cũng cuốn hút và chiếm được cảm tình của người nghe. Muốn được vậy, ta cần suy nghĩ cho kỹ trước khi thốt ra lời. Trong mọi tình huống, đều phải cẩn trọng với lời nói của mình, nhất là khi bàn về chuyện của người khác.
Thực ra, ở một chừng mực nào đó, lời nói vẫn chỉ là lời nói, còn sử dụng chúng như một vũ khí sát thương hay như một vị thuốc chữa lành thì đó là lựa chọn của mỗi người. Cũng không thể quy chụp, đánh giá bản chất của con người qua một lời nói thoáng chốc. Nhưng rõ ràng, lời nói là biểu hiện cụ thể của lối ứng xử. Và chính lối ứng xử ấy cũng góp phần làm nên cốt cách của một con người.
LỮ HỒNG

Có thể bạn quan tâm

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.