Lỗi lầm khó chuộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong chiếc áo khoác màu xanh rêu bạc thếch, mái tóc đã điểm sương, người phụ nữ không dám ngước mắt lên xem lại clip quay cảnh mình hành hạ mẹ già. Cả phòng xử tại TAND huyện Cần Đước, tỉnh Long An lúc ấy cũng lặng đi.

Trong đoạn clip, người phụ nữ này vừa quét dọn vừa chửi bới, lấy chổi đánh liên tiếp vào mặt, vào đầu mẹ già, dùng ky hốt rác xúc chất bẩn dưới nền đổ lên đầu, lên mặt cụ. Bà cụ ốm nhom, còng queo không còn sức chống cự, chỉ biết đưa tay ôm đầu, chịu đựng những trận đòn…

Khi clip này lan truyền trên mạng xã hội, biết bao người phẫn nộ. Danh tánh người đàn bà “máu lạnh” là Nguyễn Thị H., 56 tuổi, nhanh chóng được tìm ra. Còn bà cụ là mẹ ruột của bà H., 80 tuổi, đã qua đời. Bà H. bị xét xử về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình, theo Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015, lãnh mức án 4 năm tù.

Với sự phát triển của công nghệ, mạng xã hội, những vụ việc chấn động lương tri, làm lung lay nghĩa tình mẫu tử, phụ tử dường như được phơi bày nhiều hơn, trần trụi hơn trước mắt công chúng. Hổ dữ cũng không ăn thịt con. Nhưng người mẹ 29 tuổi ở Hà Nội mới đây đã bị TAND TP Hà Nội tuyên án chung thân vì cùng với chồng hành hạ đứa con riêng 3 tuổi của mình đến chết.

Đọc bản án, vị chủ tọa phiên tòa nhiều lần nhấn mạnh, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, hành vi của các bị cáo là mất tính người, vô cùng tàn nhẫn. Đứa bé 3 tuổi bỏ mạng dưới đòn roi hành hạ của chính mẹ mình và cha dượng… Ở TPHCM, trong tháng 11-2020, Công an quận 12 tạm giữ D. (26 tuổi) để điều tra hành vi bạo hành con gái ruột hơn 3 tuổi, dẫn đến cháu bị chấn thương sọ não.

Có những lỗi lầm khó lòng chuộc lại. Những giọt nước mắt, gương mặt cúi gằm, những lời ăn năn giờ đây đã muộn. Cha mẹ mang con đến với thế giới này thì có nghĩa vụ phải thương yêu dưỡng dục. Con cái thì có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Những điều này đã được quy định rõ trong Luật Hôn nhân gia đình và cũng là điều căn bản, gốc rễ của đạo đức con người mà chúng ta phải luôn gìn giữ…

Theo KHÁNH CHÂU (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.