'Lộ' thu nhập tiền tỷ mỗi năm các lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đến thời điểm hiện tại, chưa nhiều doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, thế nhưng, nhìn về những thông tin từ năm 2020, có thể thấy thu nhập lãnh đạo doanh nghiệp xăng dầu mỗi năm lên đến 9 chữ số.

Trong kỳ điều chỉnh mới đây, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiếp tục tăng ở mức trên dưới 3.000 đồng/lít. Theo đó, xăng E5RON92 hiện có giá không cao hơn 28.985 đồng/lít và xăng RON95-III không cao hơn 29.824 đồng/lít. Các mặt hàng dầu cũng có mức giá trên 20.000 đồng/lít.

Như vậy, tính từ đợt điều chỉnh 11/1 (giá xăng xấp xỉ 24.000 đồng) đến nay, qua 2 tháng giá xăng tăng 6.000 đồng, tương đương 25%, là mức rất cao.

Đáng nói, trong bối cảnh giá xăng đã lên cao tiệm cận mức 30.000 đồng/lít, giới kinh doanh xăng dầu cho rằng họ không được hưởng lợi. Thậm chí, trong bối cảnh hiện tại giá xăng càng cao sẽ càng lỗ.


 

10/13 doanh nghiệp xăng dầu ghi nhận doanh thu tăng trong năm 2021.
10/13 doanh nghiệp xăng dầu ghi nhận doanh thu tăng trong năm 2021.


Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu làm ăn thế nào?

Khảo sát của PV Dân Việt trên tổng 13 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hiện đang niêm yết trên sàn chứng khoán cho thấy, trong năm 2021, 13 công ty (chi tiết dưới biểu đồ) đã mang về 433.652 tỷ đồng doanh thu, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng nói, trong số này, doanh thu của Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex, HOSE: PLX) chiếm đến 39%, đạt 169.113 tỷ đồng, tăng 36% so với 1 năm trước đó.

Ngoài ra, những doanh nghiệp thuộc nhóm dịch vụ phục vụ ngành kinh doanh xăng dầu bao gồm CTCP Thiết bị Xăng dầu Petrolimex (UPCoM: PEQ); CTCP Vận tải Xăng dầu đường Thủy Petrolimex (HOSE: PJT); CTCP Vận tải Xăng dầu Vipco (HOSE: VIP).. cũng đều ghi nhận doanh thu tăng trưởng.

Bên cạnh đó, nhóm lọc dầu với sự góp mặt của CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) có doanh thu năm 2021 tăng 74% so với cùng kỳ, đạt 101.079 tỷ đồng.

3 doanh nghiệp còn lại ghi nhận doanh thu giảm là CTCP Vật tư Xăng Dầu (HOSE: COM), CTCP Vận tải Xăng dầu Vitaco (HOSE: VTO) và Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS).


 

Lợi nhuận các doanh nghiệp xăng dầu tăng trưởng ấn tượng trong năm 2021.
Lợi nhuận các doanh nghiệp xăng dầu tăng trưởng ấn tượng trong năm 2021.



Tương ứng với đà tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận sau thuế 13 doanh nghiệp xăng dầu năm 2021 đạt 24.059 tỷ đồng, gấp gần 2,5 lần so với năm ngoái.

Trong đó, ngoại trừ COM có doanh thu đi lùi, còn các doanh nghiệp thuộc nhóm kinh doanh xăng dầu thực sự bao gồm PLX, OIL, COM, PPY, PND đều có lãi tăng. Quán quân thuộc về PLX với 3.784 tỷ đồng, tăng 168%. OIL lãi trước thuế 913 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 111 tỷ đồng..

BSR tiếp tục cho thấy sự lớn mạnh đáng nể, khi ghi nhận lợi nhuận năm 2021 đạt 6.977 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ đến 2.857 tỷ đồng.

 

 Hàng tồn kho nhóm doanh nghiệp xăng dầu tăng 34% so với 1 năm trước đó.
Hàng tồn kho nhóm doanh nghiệp xăng dầu tăng 34% so với 1 năm trước đó.



Một điểm đáng chú ý trong bức tranh kinh tế của các doanh nghiệp xăng dầu trong năm 2021 chính là hàng tồn kho tăng mạnh 34%, lên mức 31.911 tỷ đồng.

Đơn cử như với PLX, tính đến cuối năm 2021, hàng tồn kho còn hơn 13.161 tỷ đồng, tăng 40% so đầu năm. Đây là mức tồn kho cao nhất của PLX kể từ 30/09/2018. Hay như với Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (HOSE: GAS) cũng ghi nhận khoản mục này tăng 95%, lên 3.241 tỷ đồng, hàng tồn kho tại BSR vượt ngưỡng 10.000 tỷ đồng, tăng 23%..

 

Thu nhập "tiền tỷ" của sếp doanh nghiệp xăng dầu

Đến thời điểm hiện tại, chưa nhiều doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, thế nhưng, nhìn về những thông tin từ năm 2020, có thể thấy thu nhập lãnh đạo doanh nghiệp xăng dầu mỗi năm lên đến 9 chữ số.

Cụ thể, Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2021 CTCP Vật tư Xăng Dầu (HOSE: COM) cho biết, lương của ông Lê Tấn Thương - Tổng giám đốc COM là 1.293 tỷ đồng, thù lao 90 tỷ đồng. Tổng 2 khoản, ông Thương nhận về 1.383 tỷ đồng/năm, tương đương hơn 115 triệu đồng/tháng.

Tại CTCP Thiết bị Xăng dầu Petrolimex (UPCoM: PEQ), khoản lương thưởng ông Hoàng Văn Cảnh - Chủ tịch HĐQT PEQ nhận được trong năm 2021 gần 963 triệu đồng, tăng 31% so với năm 2020.

Trước đó, năm 2020, nhiều người đã "trầm trồ" với mức thu nhập lên đến hàng tỷ đồng của các lãnh đạo chủ chốt tại BSR.


 

Trích báo cáo kiểm toán BSR năm 2020.
Trích báo cáo kiểm toán BSR năm 2020.


Ngoài ra, như Dân Việt đã thông tin trong bài viết Giải mã khoản lỗ "khủng" lên đến 3 tỷ USD của Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn, thu nhập của ban lãnh đạo doanh nghiệp lên đến hàng chục tỷ đồng mỗi năm đã "ngốn" không ít tiền vào khỏa lỗ của công ty.

Cụ thể, theo báo cáo tài chính kiểm toán 2020, lương thưởng ban điều hành (9 thành viên) bao gồm trong phí biệt phái nhân viên phát sinh trong năm 2020 là 7,5 tỷ đồng, số dư tại ngày 31/12/2020 gần 11,4 tỷ đồng. Tại cùng thời điểm năm 2019, số dư của khoản mục này lên tới 11,6 tỷ đồng và phát sinh trong năm 2019 gần 9,6 tỷ đồng.

Tiền lương thưởng (bao gồm trong phí biệt phái nhân viên) đối với thành viên ban giám đốc (3 thành viên) có giá trị phát sinh trong năm lên tới 45 tỷ đồng (năm 2019 đạt 26 tỷ đồng) và số dư tại ngày 31/12/2020 đạt xấp xỉ 73 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với cùng thời điểm năm 2019.


https://danviet.vn/lo-thu-nhap-tien-ty-moi-nam-cac-lanh-dao-doanh-nghiep-kinh-doanh-xang-dau-20220312200731096.htm

Theo Quang Dân (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.