Lên xứ ngựa của người Mông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Năm nay, đua ngựa Bắc Hà tình cờ đúng vào ngày mưa. Nhưng hàng vạn người vẫn che đầu xem đua ngựa, đủ thấy sức hấp dẫn của hội đua ngựa miền núi Bắc Hà.
Con ngựa Mông đang từ xó núi nẻo đường xa bước vào lễ hội có quy mô quốc gia, vươn đến tầm quốc tế. Khách quốc tế đến Bắc Hà nườm nượp, phần lớn đi từ Lào Cai lên xem lễ. Có thể thấy, “cái áo” Bắc Hà là quá nhỏ so với tầm vóc một lễ hội quốc gia. Nhưng đó chỉ là bề nổi, đậm màu sắc “lễ”, còn phần sâu sắc của truyền thống đua ngựa gắn liền với lịch sử văn hóa con ngựa Mông thì còn chưa được khai thác bao nhiêu.  
Ngựa Mông và Mông Cổ
Nói về lễ hội đua ngựa, tất nhiên phải nói về con ngựa Bắc Hà. Hay nói đúng hơn là con ngựa Mông. Con ngựa gắn liền với đời sống dân tộc Mông vùng núi cao phía Bắc. Đây là một điều rất đặc biệt của cộng đồng dân tộc Mông. Sinh sống trên các triền núi cao, nhưng lại gắn bó với ngựa, loài vật cần có một  khoảng không gian rộng rãi để tung vó. Đó là loài vật chúa tể thảo nguyên.
Ngựa là người bạn thân thiết của đồng bào vùng cao Bắc Hà
Ngựa là người bạn thân thiết của đồng bào vùng cao Bắc Hà
Do gắn bó với ngựa, nên cộng đồng Mông có chợ ngựa Bắc Hà, cũng là một nét văn hóa đặc sắc. Tôi đã đưa ông Dastseven, chủ tịch Hội hữu nghị Mông Cổ - Việt Nam, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Mông Cổ, đến chợ ngựa Bắc Hà. Ông Dastseven rất xúc động, coi như sống lại ký ức lịch sử về dân tộc Mông, một dân tộc có sợi dây liên hệ sâu xa với cư dân Mông Cổ. Theo ông, người Mông Việt Nam cũng như người Mông khắp Đông Nam Á, mới di cư khoảng 400 năm là lâu nhất, từ chân dãy núi Himalaya. Có cứ liệu lịch sử để biết, đó là cộng đồng người Mông Cổ định cư ở lại qua các cuộc di cư bắt đầu từ nhà Nguyên Mông cai trị Trung Quốc. Như vậy, người Mông chính là hậu duệ xa xôi của các dân tộc du mục Mông Cổ. Họ dù có bị đẩy lên cư trú vùng núi cao, vẫn mang theo con ngựa truyền thống.
Tại chợ ngựa, ông Dastseven rất thích thú khảo sát những từ ngữ liên quan đến ngựa. Cũng như người Kinh gắn bó với con trâu, con gà, thì từ ngữ về con gà, con trâu rất phong phú. Người Mông Cổ thảo nguyên cũng vậy, và người Mông Việt còn giữ lại những từ chỉ ngựa non, ngựa phi, ngựa cái, ngựa chạy, và chỉ các bộ phận con ngựa. Đặc biệt, món “thắng cố” ruột ngựa là một tinh hoa ẩm thực của người Mông, cũng có một mẫu số chung với người Mông Cổ thảo nguyên, đó là, khi thịt con ngựa, món ruột là quý nhất. Có thể sau  khi di cư, những phụ gia ẩm thực như thảo quả, quế… của phương Nam đã làm nên thứ thắng cố đặc biệt riêng.
Nếu hội đua ngựa Bắc Hà không chỉ khuôn vào các cuộc đua ngựa, mà ngành văn hóa làm cho nó thành một lễ hội về con ngựa Mông, thì không gian lễ hội, cơ hội thu hút khách du lịch sẽ lớn hơn nhiều. Trước tiên là phục dựng lại các chợ ngựa thực tế, ngay trong những ngày lễ hội. Nó sẽ không nhôm nhoam như các chợ ngựa thường, hoặc kết hợp với chợ trâu, chợ bò, lợn gà của vùng cao Bắc Hà thì sẽ có một sản phẩm rất đặc biệt. Ngoài ra, nếu có những nghiên cứu chuyên sâu, giới thiệu lịch sử con ngựa Mông, hoặc dựng lại sinh hoạt của người Mông với con ngựa, thì thật sự thú vị.
Các nài ngựa đua nhau tranh tài trong giải đua ngựa truyền thống của Bắc Hà
Các nài ngựa đua nhau tranh tài trong giải đua ngựa truyền thống của Bắc Hà
Bởi vì, nếu không chuyên chở những nội dung sâu sắc, thì không thể nâng trò đua ngựa lên một lễ hội đặc sắc. Nếu ngồi ở phố Bắc Hà những ngày đua ngựa, sẽ thấy các nài ngựa phi nhong nhong qua  phố. Người quen với hình ảnh con ngựa cao lớn, đẹp đẽ của phim ảnh Trung Quốc, Âu, Mỹ sẽ  không khỏi bật cười. Người Mông cưỡi ngựa như thể người Tây cưỡi một con ngựa con, hoặc như người Kinh cưỡi nghé.
Con ngựa Mông qua chọn lọc tự nhiên, rời xa thảo nguyên, không cần phải phi nước đại thi với gió, mà có nhiệm vụ leo trèo, thồ hàng và chở người… say khi xuống chợ. Hình hài của nó dần dần nhỏ bé lại, mà cơ gân của nó thì dẻo dai, leo trèo núi giỏi. Không mang một nội dung đặc sắc, không thổi vào lễ hội đua ngựa một cái hồn thì lễ hội chẳng đi đến đâu, có nguy cơ mai một.  
Lễ và hội đua ngựa Bắc Hà
Cách đây dăm năm, tôi và nhà văn Lê Văn Thảo, Ngọc Bái có đến Bắc Hà ngày đua ngựa, và nếm mùi cực khổ của du khách tìm khách sạn, nhà trọ. Năm đó đường Bắc Hà - Lào Cai chưa tốt lắm, nên ngại không về Lào Cai ngủ, loanh quanh tìm nơi ngủ mất mấy tiếng đồng hồ. Đây là một bài toán khó của Bắc Hà. Xây nhà nghỉ khách sạn chỉ dùng một lần một năm thì quá phí. Hồi đó, tôi đã đặt câu hỏi với một lãnh đạo: Sao không tính đến việc toàn dân tham gia du lịch, sẽ có hàng ngàn cái “homestay” cho khách?
Ảnh: X.H
Ảnh: X.H
Năm đó là năm đầu tiên bán vé cho khách xem đua ngựa. Việc này hẳn là một cuộc đấu tranh kịch liệt của nội bộ địa phương. Tôi đã nghe một cán bộ văn hóa cấp hơi cao nói: Tôi không đến lễ hội đua ngựa, vì tôi phản đối bán vé. Lý do là đồng bào Mông có lễ hội, phải cho họ xem, sao lại đi thu tiền. Hồi đó, tôi thấy lý luận đó có mùi dân túy, chưa chắc đã đúng. Vậy thì phải làm cho đồng bào thu được lợi nhờ lễ hội chứ, còn đi xem thì sao phân biệt được du khách tỉnh khác và đồng bào Mông? Năm nay (2018) tôi thấy chuyện bán vé đã thành bình thường. Nói điều này, để thấy bất kỳ một việc làm mới nào, cũng sẽ có những trở ngại khách quan phải vượt qua.
Bắc Hà còn có một sản vật đặc biệt, đó là quả mận. Mận Bắc Hà vào kỳ đua ngựa cũng là cuối vụ, vậy làm sao kỳ đua ngựa còn mận để làm chợ mận, hoặc dời đua ngựa sớm lên, hoặc gây được giống mận chín muộn? Đó cũng là một bài toán của Bắc Hà.
Năm nay, nhà văn Lê Văn Thảo đã thành người thiên cổ, tôi đi chợ Bắc Hà, lại nhớ ông Thảo da diết. Ông Thảo đi chợ như một lão nông Nam Bộ, dạo qua các hàng thắng cố, hỏi mãi người này người kia, tìm một hàng thắng cố truyền thống. Chả là hồi xưa, đã có lần ông Thảo được mời một bữa thắng cố ở bản Mèo, ông nhớ rõ trông bát thắng cố phải như thế nào, mùi vị như thế nào. Cuối cùng ông Thảo không đạt được nguyện vọng. Ông nói: Cái mùi cứ lạ lạ. Đôi khi nhà văn cũng khó tính, nhưng một lễ hội không có chỗ cho những người am hiểu văn hóa và khó tính, thì cũng là một thiếu sót rất lớn.
Ông Dastseven đến Bắc Hà không đúng dịp đua ngựa, thì hỏi rất cặn kẽ về hội đua ngựa. Hội đua ngựa ở thảo nguyên có thi phi ngựa nhanh thì thông thường, còn có phi ngựa bắt ngựa, phi ngựa nhặt đồ vật, thi vắt sữa ngựa, lại có nơi thi ẩm thực ngựa, các sản phẩm sữa ngựa. Ông Dastseven bảo: Sao không thi ngựa trèo núi, thi ngựa thồ hàng… là những việc mà con ngựa Mông làm hàng ngày. Tôi đã xem người Mông Cổ cưỡi ngựa, vung cái thòng lọng dài bắt ngựa trong đàn, bắt đúng con đánh dấu, hoặc xem người ta vắt sữa ngựa, bao giờ cũng kèm theo con ngựa con đứng cạnh con ngựa cái, vào lễ hội thì uống bia sữa ngựa, ăn bánh sữa ngựa… vân vân. Con ngựa Mông sao không thể thi trèo núi? Có thể làm một cái núi giả cho nó leo. Hoặc cho con ngựa thồ đi vài trăm mét, con nào đi nhanh thồ nặng là được giải… Lễ hội là sản phẩm của cuộc sống, do cuộc sống đẻ ra, đó mới là sức sống của lễ hội. Với trường hợp Bắc Hà, lễ hội chưa khai thác cái sức sống bền bỉ, kỳ vĩ của cộng đồng Mông với con ngựa của họ.
Nguyễn Xuân Hưng (Nông nghiệp Việt Nam)

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.