Lễ dạm ngõ kỳ lạ của người Churu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Họ nhà gái kéo nhau sang nhà trai dạm ngõ, nếu đồng ý thì “bắt” chàng trai về làm rể để nuôi nhà mình. Đó là một trong nhiều điều lạ lùng trong hôn nhân gia đình của người Churu sinh sống chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng.

Từ sáng sớm, nhà bà Bơnhong Ma Giác ở bản Pró Ngó, xã Pró, huyện Đơn Dương có rất đông bà con chòm xóm và thanh niên tập trung chờ nhà gái sang “bắt chồng”...

 

Cô gái KaTơn đeo chuỗi hạt cườm cho chàng trai với ý nghĩa “tròng cổ dắt về” trong lễ dạm ngõ.
Cô gái KaTơn đeo chuỗi hạt cườm cho chàng trai với ý nghĩa “tròng cổ dắt về” trong lễ dạm ngõ.

“Soát xét cho kỹ lưỡng”

Mọi người cùng uống trà, uống rượu trong tiếng nhạc inh ỏi, tiếng cười to nói lớn đua chen như để át tiếng nhạc xập xình. Trong trạng thái rất hồi hộp, chàng rể Bơnhong Ya Brom cứ đi lui đi tới từ sân ra nhà, ra chiều bận rộn nhưng chẳng làm việc gì.

Người mẹ Ma Giác và người cha Pinăng Ya Than cũng bần thần, thỉnh thoảng liếc đồng hồ xem đã đến 9h chưa, là giờ họ nhà gái hẹn đến để hỏi chồng cho con gái KaTơn Mai Châu.

Đến giờ, hơn chục người họ nhà gái ăn vận như ngày thường kéo đến, được những người bà con trong họ nhà trai bắt tay chào đón và cùng vào trong nhà.

Tất cả cùng quây quần trên chiếu, nam theo nam, nữ theo nữ; Brom và Mai Châu ngồi giữa vòng cung bên cánh nam.

Ông Bơnhong Ya Lao, cậu chàng rể, huấn thị: “Người ta đến nhà rồi, cháu cứ soát xét cho kỹ lưỡng. Nếu cháu đồng ý thì cha mẹ, cậu mợ và mọi người ở đây sẽ đồng ý. Cháu nhận lấy người ta rồi thì cháu phải lo, thành vợ thành chồng rồi thì phải xây dựng gia đình êm ấm, lo cho vợ con là trách nhiệm của cháu, hay nay mai mà có bỏ nhau thì cháu là người chịu trách nhiệm!”.

Ya Brom gật gù tỏ vẻ đồng ý.

Tiếp đến, ông Ya Thơng, cậu cả của nhà gái, răn dạy cháu mình: “Brom đồng ý rồi đó, cả hai sẽ nên vợ nên chồng. Hỏi được rồi, cháu phải nghe lời ăn tiếng nói của chồng; đã đồng ý lấy nhau rồi thì phải nhường nhịn, phải tâm đầu ý hợp dựng xây gia đình hạnh phúc”.

 

KaTơn Mai Châu đeo nhẫn đính ước cho chàng trai Bơnhong Ya Brom tại lễ dạm ngõ.
KaTơn Mai Châu đeo nhẫn đính ước cho chàng trai Bơnhong Ya Brom tại lễ dạm ngõ.

“Tròng cổ dắt về”

Trong khi những ông cậu hai bề nhà trai nhà gái đang “tranh đua” giáo hóa cháu mình, bỗng giọng một người phụ nữ rắn rỏi cất lên: “Thế lấy nhau như thế này là ép uổng hay tự nguyện? Nè cháu KaTơn Mai Châu, khi đi đến đây, gia đình, bố mẹ có ép không, có thế nào thì cứ nói rõ điều đó cho chúng tôi biết”. Lời đó là của bà Ma Pâm, chị cả của mẹ chàng rể.

Cô gái ra chiều đồng ý. Bà tiếp lời: “Từ nay đã là vợ chồng của nhau rồi thì hãy yêu thương nhau, bồi đắp cho nhau. Nếu có đói khổ thì đói phải cho sạch, rách phải cho thơm. Đừng có vì việc hai vợ chồng mà làm liên can đến dòng họ. Mình làm mình ăn, người khác làm người khác ăn, đừng vì chuyện vợ chồng mà chửi dòng họ, mà chửi bới người ta!”.

Sự đồng ý của cả đôi lứa trước mọi lời hỏi gặng và thử thách của gia đình hai phía trong gần hai giờ đồng hồ cũng có hồi kết khi nhà gái đưa cặp nhẫn bạc và chuỗi hạt cườm ra giữa chiếu.

Mai Châu cầm lấy chiếc nhẫn và đeo vào tay Brom, biểu thị giao ước, gắn kết vợ chồng. Đồng thời cô lấy chuỗi hạt cườm đeo vào cổ Brom với ý nghĩa “tròng cổ dắt về nhà”...

Tiếp đến, chàng trai cũng xỏ nhẫn và đeo cườm cho cô gái, họ chính thức thành vợ thành chồng...

Trong hôn nhân của người Churu, quan trọng nhất vẫn là ở lễ dạm ngõ, bởi ở đó có sự chứng giám của gia đình, dòng họ, cộng đồng và thần linh thông qua sự thành khẩn của đôi lứa, gia đình và những lễ vật giao ước.

Những bước tiếp theo như cô gái về làm dâu nhà chồng ít hôm, lễ cưới và người vợ rước chàng rể sang ở hẳn bên nhà mình... chỉ mang tính thủ tục.

Chính vì vậy, lễ dạm ngõ - thời khắc mở đầu cho đôi lứa nên duyên - bỗng trở thành buổi giáo hóa làm hành trang cho đôi lứa đem theo đến suốt cuộc đời.

 

Ông cậu đang giáo hóa chàng rể Bơnhong Ya Brom trong lễ dạm ngõ.
Ông cậu đang giáo hóa chàng rể Bơnhong Ya Brom trong lễ dạm ngõ.

Vấn nạn thách cưới

Trong lễ dạm ngõ của Mai Châu và Brom, nhà trai thách cưới nhà gái 8 chỉ vàng, một ít tiền và một số chuỗi hạt cườm cho thân tộc gần gũi của nhà trai.

Nhiều người ví von số tiền nhà gái chấp nhận bỏ ra chẳng khác nào mua sức lao động về nuôi gia đình mình. Tuy nhiên, theo giải thích của các nhà chuyên môn, số tiền thách cưới chẳng phải để nhà trai dùng vào việc riêng, mà họ thường để bù lại vào khoản cưới chồng cho con gái.

Hình thức hỏi chồng của người Churu - một trong những dân tộc theo chế độ mẫu hệ, dẫu vậy đã cải biến rất nhiều đến ngày hôm nay, mà sự biến đổi nhất là đi ban ngày, không đi 1h-2h sáng như trước đây.

Ngày xưa người ta thường đi hỏi chồng ban đêm vì nhà gái... sợ xấu hổ nếu nhà trai không đồng ý. Có nhiều trường hợp đi hỏi đến năm lần bảy lượt nhưng nhà trai vẫn chưa đồng ý.

Hiện nay thì trai gái tìm hiểu, yêu nhau trước khi đi đến hôn nhân, do đó khi đàng gái đi dạm ngõ là “ăn chắc phần thắng”. Duy chỉ có việc thách cưới, nhà gái luôn nín thở hồi hộp trước nhà trai...

Nhiều vị già làng cho rằng trong chuyện thách cưới, đang có hai xu hướng trái ngược nhau trong xã hội Churu.

Xu hướng thứ nhất khá “nhẹ nhàng”, chỉ đòi hỏi lễ vật cho lấy lệ rồi thôi.

Ngược lại có nhiều gia đình rất câu nệ, thách cưới tùm lum thứ với giá cao khiến gia đình nhà gái vô cùng mệt mỏi, như gia đình bà H.M. ở xã Tà Năng, huyện Đức Trọng khi sang xã Tà Hine cùng huyện hỏi chồng cho con gái vào đầu năm nay.

 

Người Churu gốc Chăm?

Theo kết quả điều tra dân số ngày 1-4-2009, dân tộc Churu có 19.314 người, trong đó nhiều nhất là ở tỉnh Lâm Đồng với 18.631 người, chủ yếu quần cư tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng.

Theo Ủy ban Dân tộc: “Có lẽ xa xưa, tổ tiên người Churu là một bộ phận trong khối cộng đồng Chăm; về sau, họ chuyển lên miền núi sống biệt lập với cộng đồng gốc nên thành người Churu”.

Nhà trai đã thách cưới 1 lượng vàng, 16 xâu cườm cùng nhiều trang phục, loại khăn và mười mấy chiếc nhẫn cho bà con trong họ. Riêng lễ vật cho đôi lứa cũng được đòi hỏi phải là nhẫn bạc cổ và loại cườm cổ rất đắt tiền...

Để tìm được loại cườm quý và nhẫn cổ, gia đình bà H.M. phải đi khắp nơi, sang nhiều xã lân cận và sang huyện Đơn Dương để lùng mua. Con của bà H.M. than thở với chúng tôi: “Gia đình mình rất mệt mỏi vì phải đi khắp nơi để mua lễ vật với giá rất cao, vậy mà mua hoài vẫn chưa đủ!”

Thái Lộc/tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.