Làng quanh năm không đám cưới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nằm giữa bãi bồi sông Lam, thôn Hồng Lam, xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh biệt lập như một "ốc đảo". Phải lâu lắm nơi này mới có một đám cưới.

Bến đò nhỏ ven sông Lam 7 giờ sáng vắng tanh. Thấy người lạ hỏi đò qua thôn Hồng Lam, từ chiếc thuyền nhỏ dưới sông, lão lái đò nói vọng lên: "Chú thông cảm ngồi chờ thêm một tí, đợi mấy người đi chợ buổi sáng về rồi ta đi".

 

Phương tiện duy nhất để người dân thôn Hồng Lam giao lưu, tiếp xúc với cộng đồng là con đò nhỏ.
Phương tiện duy nhất để người dân thôn Hồng Lam giao lưu, tiếp xúc với cộng đồng là con đò nhỏ.

Lũ lượt rời làng

Nói rồi, ông lão rời đò đi ngược lên bờ sông, ngóng theo con đường từ trung tâm huyện ra. 30 phút chờ đợi, có thêm 2 người trong thôn đi mua hàng về, chúng tôi lên đò. Con đò nhỏ chòng chành rẽ sóng đưa khách sang thôn Hồng Lam.

Thôn vắng, chạy xe máy một vòng quanh thôn chỉ gặp đôi người đi chợ sớm. Bà Hồ Thị Loan (SN 1959) kể nhà có 4 đứa con thì tất cả đều làm ăn và lập gia đình ở Hà Nội, Hải Dương, Đồng Nai. Quanh năm ông bà già sống thui thủi với nhau. "Nghĩ cũng buồn nhưng không trách các con vì ở lại làng, chúng không có cái ăn, đời sẽ khổ" - bà Loan chia sẻ.

Theo các vị cao niên, thôn Hồng Lam từng mang tên làng Soi Mộc và đã tồn tại trên 400 năm. Trước năm 1978, khi chưa xảy ra trận lũ lịch sử cuốn trôi nhiều nhà dân, thôn là nơi ở của gần 600 hộ dân. Lũ lụt gây thiệt hại, cuộc sống mưu sinh hằng ngày khó khăn, người dân lũ lượt rời làng. Thôn Hồng Lam đông đúc, trù phú ngày xưa giờ tiêu điều, hoang vắng.

Thanh niên ở đây lớn lên độ mười tám đôi mươi là rời làng đi làm ăn xa. Do cuộc sống mưu sinh ở đất khách khó khăn nên nhiều vợ chồng gửi cháu về quê cho ông bà trông coi. Thành ra ở cái làng này, thanh niên thì hiếm còn ông bà già và trẻ con thì nhiều. Hiện cả thôn chỉ còn 180 hộ dân với 502 nhân khẩu. Số dân sẽ còn giảm khi hằng năm lại có thêm nhiều người do cuộc sống khổ cực phải bán nhà, bán đất rời làng.

 

Cả thôn hơn 500 người nhưng chỉ có một chợ nhỏ với 3 người bán hàng.
Cả thôn hơn 500 người nhưng chỉ có một chợ nhỏ với 3 người bán hàng.

Chợ ế, trường đóng cửa

Ở biệt lập giữa sông Lam nên việc đi lại của người dân thôn Hồng Lam rất khó khăn. Phương tiện giúp người dân giao lưu, trao đổi với cộng đồng xung quanh chỉ là con đò nhỏ cũ kỹ. Chị Hồ Thị Liên (SN 1977), đang ngồi chờ đò ở bến sông, cho biết đò chỉ chạy đến khoảng 18 giờ là nghỉ. Chờ đò ở đây nhanh thì 30 phút, chậm phải cả giờ là chuyện bình thường. Là dân ở đây thì đi đâu, làm gì cũng phải nghĩ đến việc về kịp để khỏi lỡ đò, nhiều hôm đang ăn phải bỏ dở bữa để chạy ra đi cho kịp đò.

Thôn Hồng Lam có một trường tiểu học 2 tầng khang trang. Ban đầu, trường rất đông học sinh. Theo thời gian, do người dân kéo nhau rời làng nên đến năm 2015 chỉ còn 7 em lớp 1 và lớp 2; năm 2016 chỉ còn 3 em lớp 1. Đến năm học 2017, trường phải ngừng hoạt động vì quá ít học sinh. Hiện con em thôn Hồng Lam muốn đến trường phải đi đò qua sông. Một ngày, người dân cử một người lớn đưa 3 cháu đi, luân phiên nhau để có thời gian làm đồng và bảo đảm an toàn cho các cháu khi qua sông. Trường tiểu học đóng cửa, trường mẫu giáo của thôn cũng không khá hơn, hiện cả trường chỉ có 11 cháu đang theo học.

Cả thôn với hơn 500 khẩu nhưng chỉ có một cái chòi nhỏ nằm bên lề đường với 3 người dân bán hàng hóa, thực phẩm. 9 giờ sáng, chợ nhỏ lèo tèo vài người đi mua thực phẩm. Theo người dân trong thôn, chợ hình thành từ mấy chục năm trước do 2-3 người dựng cái lều nhỏ bán hàng, trông xa nhìn như cái ràn (chuồng) trâu nên bà con gọi là chợ Ràn. Mới đây, xã cho dựng một căn nhà nhỏ cho người dân tiện mua bán.

Bà Đậu Thị Kiêm (SN 1957) đã buôn bán ở đây gần 30 năm. Dân ở đây khổ và nghèo nên bà mua ít thịt, cá từ bên kia sông đem về bán; nhiều hôm bán cả ngày vẫn ế.

Giao thông cách trở, cái nghèo, cái đói khiến thanh niên bỏ làng đi nơi khác lập nghiệp. Vì thế, thôn Hồng Lam nhiều năm trở lại đây rất ít tổ chức đám cưới. Ông Trần Đình Thành (SN 1956) chia sẻ: "Nhà tôi 4 đứa con, lớn lên các cháu đều vào Nam mưu sinh. Đi làm ăn xa nên tổ chức đám cưới trong công ty. Ở đây không riêng gì nhà tôi mà cả làng thời gian gần đây đều như vậy, không ai tổ chức cưới ở quê. Tính ra phải đến vài ba năm mới có một đám cưới tổ chức trong xóm".

Chiều muộn, chúng tôi vội vã ra bến để kịp chuyến đò rời thôn Hồng Lam. Trên chuyến đò cuối cùng trong ngày, một nhóm 3 thanh niên thôn Hồng Lam xách lỉnh kỉnh đồ đạc qua sông để bắt xe vào Bình Dương làm công nhân. Ông Trần Huỳnh, người có thâm niên hơn 10 năm lái đò, thở dài: "Lái đò ở đây cả chục năm rồi, giờ không nhớ nổi bao nhiêu lần chở người dân bỏ làng đi nơi khác làm ăn. Mỗi lần dân đi khỏi làng, lại thấy buồn buồn. Không biết đến bao giờ cuộc sống của người dân xóm bãi bồi hết khổ, người dân không bỏ quê đi nơi khác làm ăn".

Theo nld

Có thể bạn quan tâm

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Đứng sừng sững bên dòng sông Bứa (đoạn qua Khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), cây thị cổ được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời ước tính hơn 1.100 năm vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát. Hàng năm, “cụ” thị vẫn ra hoa trái lan tỏa mùi hương nồng nàn.