Lãng đãng heo may

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nơi tôi ở là miền đất thiếu mưa, thừa nắng. Khi cái nắng hạ khiến con người cảm thấy bức bối sắp qua đi, khúc giao mùa đến với những làn gió mát dịu khiến ai nấy đều cảm thấy dễ chịu, tâm hồn phơi phới ngập tràn những sắc màu, thanh âm trong trẻo của cuộc sống. Lòng người lại lãng đãng thả hồn nương theo những cánh gió heo may.
Tôi có thể đứng hàng giờ trên ban công lầu hai ngắm sự chuyển động của những đám mây. Nếu như dạo trước, vào những trưa hè vắng lặng, từng đám mây trắng xốp cuộn tròn im lìm trên bầu trời xa xôi thì giờ đây, tôi mới có thể ngắm mây trôi một cách rõ ràng nhất. Phía đằng Đông bình minh vừa hé rạng với những rạn mây màu đỏ rồi màu mỡ gà rực rỡ khiến con người nuôi bao hy vọng tốt đẹp về tương lai. Rồi khi ánh sáng mặt trời chan hòa khắp mặt đất thì gió heo may thổi mạnh làm cho những đám mây chuyển động không ngừng. Từng cụm mây trắng, xanh rồi xám theo gió chầm chậm nối tiếp nhau bay mãi. Trong khoảnh khắc bất chợt đó, tôi thấy bầu trời thật gần mà lòng người cũng dịu dàng như những áng mây bay.
Lại nhớ tuổi thơ tôi gắn bó với con sông đào uốn lượn qua những cánh đồng, phố xá. Con sông bốn mùa nước xanh trong với những triền đê cỏ xanh mướt êm đềm. Thời điểm mùa thu xào xạc gõ cửa cũng là lúc lũ trẻ chúng tôi rủ nhau lên đê chơi. Phía chân đê, sát mép ruộng, người ta trồng rất nhiều mướp hương. Đứng trên bờ đê nhìn xuống, hoa mướp vàng rực mơn man trong nắng nhẹ gió mai. Lũ con gái chúng tôi len lén ngắt những bông hoa mướp bỏ đầy giỏ mang lên đê ngồi chơi đồ hàng. Hương mướp quấn quýt nơi đôi bàn tay bé nhỏ. Lúc về, tôi thả từng cánh hoa dập dềnh trôi theo sóng nước. Gió đưa hoa trôi xa rồi mà tôi mãi luyến tiếc nhìn theo. Còn lũ con trai lại mải mê với trò đào dế. Chúng mang theo một chiếc cuốc nhỏ, chọn nơi đất đùn lên mà đào. Một lúc sau, chúng đổ nước xuống lỗ, dế ngợp nước phải bò ra. Chúng chọn những chú dế mèn càng to bóng lưỡng khỏe mạnh bỏ vào hộp chơi trò chọi dế. Trò chơi tuổi thơ giản đơn mà say mê quên cả lối về.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Mùa thu quê tôi cũng là mùa của những cánh chuồn xuất hiện. Trong những ngày gió reo giữa hàng cây làm xao động cả khúc trưa đầy nắng, rất nhiều cánh chuồn chuồn la đà trên vạt cỏ xanh. Những đôi cánh mỏng bay lên rồi liệng xuống như tìm kiếm điều gì? Lũ trẻ chăn bò đầu trần chân đất đuổi bắt chuồn chuồn, mê mải chạy theo mặc cỏ may dính đầy quần áo. Nhưng đâu có dễ, chuồn chuồn thấy bóng người vội vã bay cao. Lũ trẻ mệt nhoài ngồi bệt xuống đất bần thần gỡ bông may, đôi lúc lại ngước mắt trông chừng đàn bò nhà mình đang cần mẫn gặm cỏ phía xa.
Rồi những buổi mát trời đầy gió heo may. Thật ngạc nhiên khi con gái nhỏ của tôi tự ra vườn hái một rổ rau mùng tơi đem vào cho mẹ. Dặn mẹ mua cua nấu canh để nó được thưởng thức món canh mát thơm ngọt lừ ăn kèm cà pháo giòn tan. Để đến bữa nó say sưa gặm, bóc tách càng cua hưởng chút thịt bé xíu đậm vị. Món canh dân dã như làn gió mùa thu thổi vào lòng người bao yêu thương của cuộc sống giản dị.
Ngày ngày trôi qua, tôi vẫn thường im lặng đi trên những cung đường đầy gió heo may. Cảm nhận cái thênh thang, mát lành của khí trời khiến tâm hồn ta sảng khoái mà thêm yêu đời, yêu cuộc sống mến thương này. Những mùa gió heo may vẫn trôi chảy mãi trong tôi và trong trái tim bao người.
MAI HƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

(GLO)- Phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) hơn nửa thế kỷ trước có gì thú vị? Triển lãm ảnh “Ký ức Pleiku” diễn ra tại Bảo tàng tỉnh từ ngày 24-1 đến 21-2 đưa người xem bước vào chuyến du hành trở về Pleiku xưa, thêm cơ sở so sánh với sự phát triển không ngừng của đô thị trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên.

Cỏ xanh về phía cũ

Cỏ xanh về phía cũ

(GLO)- Bài thơ “Cỏ xanh về phía cũ” của Vân Phi như một bức tranh ký ức trầm lắng về mái ấm gia đình, nơi thời gian dường như lặng lẽ quay trở lại qua những hình ảnh quen thuộc, giản dị thấm đượm tình cảm và ký ức sâu sắc khiến người ta thổn thức.

Người gùi hơ’mon về đâu

Người gùi hơ’mon về đâu

(GLO)- Bài thơ Người gùi hơ’mon về đâu của Vân Phi mở ra không gian đẫm hơi men rượu cần, tiếng hát lẫn trong gió khuya và những ký ức chảy trôi theo thời gian, mơ hồ giữa hiện thực và quá khứ. Tất cả như gợi lên sự tiếc nuối, khắc khoải về một giá trị của truyền thống đang dần phai nhạt.

Nhịp xoang

Nhịp xoang

(GLO)- Bài thơ "Nhịp xoang" của Nguyễn Đình Phê mang đậm hơi thở văn hóa Tây Nguyên, tái hiện không khí lễ hội cồng chiêng rộn ràng, nơi con người hòa cùng thiên nhiên và thần linh. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp văn hóa mà còn truyền tải tinh thần đoàn kết, gắn bó bền chặt.

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

(GLO)- Bài thơ "Lời hẹn" của Sơn Trần không chỉ mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là những hẹn ước, kỳ vọng về sự trở về, đoàn tụ, gắn kết. Hình ảnh trong thơ vừa thực tế, vừa thi vị, mang đến cho người đọc cảm nhận ấm áp về tình yêu quê hương, về sự đổi thay tươi đẹp của đất trời vào xuân.

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

(GLO)- "Xuân dậy thì" của tác giả Vân Phi mang đến những xúc cảm thanh tân về mùa xuân và tình yêu, đưa chúng ta vào không gian tràn đầy sức sống của một buổi sáng quê hương. Mùa xuân được nhen lên trên từng chồi non lộc biếc, và mùa xuân cũng bắt đầu khi tình yêu có những hồi đáp ngọt ngào...

Nụ cười Tây Nguyên

Nụ cười Tây Nguyên

(GLO)- Đi tìm nụ cười Tây Nguyên chính là tìm đến cái đẹp nguyên sơ. Nó ẩn sâu trong đôi mắt, nó hé nhìn qua đôi tay trong vũ điệu, nó giấu mình sau chiếc gùi đầy ắp lúa, bắp và nó cũng chân tình, e ấp khi nói lời thương. Nụ cười ấy hồn hậu, sâu lắng và tự nhiên như núi rừng, sông suối.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

(GLO)- Bài thơ “Đừng buồn nhé, em!” của Nguyễn Đức Nam phản ánh một thông điệp sâu sắc về thời gian, sự thay đổi và sự chấp nhận trong cuộc sống. Tác giả dùng hình ảnh dòng sông để minh họa cho những chu kỳ trong đời người và những thăng trầm mà mỗi người phải trải qua.

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

(GLO)- Mùa xuân không chỉ đơn thuần là thời gian mà còn là biểu tượng của sự tái sinh, của tình yêu thương, sự đoàn tụ và những ước nguyện hạnh phúc. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả Lê Vi Thủy gửi gắm đầy nhẹ nhàng, tinh tế trong bài thơ "Mùa em". Mời các bạn cùng đọc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.