Làn gió mới về với bản làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mưu đồ đen tối, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bà con nhân dân, gieo rắc những luận điệu mê tín viển vông nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, kích động tư tưởng đòi ly khai, tự trị... là những gì tà đạo “Bà Cô Dợ” đã và đang âm mưu thực hiện trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có Sơn La. Cuộc sống của người dân bị xáo trộn, mâu thuẫn trong gia đình và những người theo tôn giáo khác nhau ngày càng sâu sắc...

Làm gì để đẩy lùi tà đạo “Bà Cô Dợ” là vấn đề đặt ra nhiều năm qua. Và, câu trả lời chính là cuộc sống yên bình đang dần trở lại với người dân vùng cao Sơn La.

Tà đạo “Bà Cô Dợ” và những hệ lụy

Bản Huổi Luông, một bản xa nhất của xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, nơi có nhiều người dân theo tà đạo “bà cô Dợ” nhất với 5 hộ 29 khẩu. Nơi đây từng là địa bàn nổi tiếng nhất của tỉnh Sơn La bởi những nếp nhà mang đặc trưng riêng của đồng bào dân tộc Mông và con đường duy nhất đến bản chỉ có thể là đi bộ. Người Mông ở đây vốn dĩ sống đơn giản, quanh năm làm nương rẫy, trồng trọt, chăn nuôi và làm bạn với những đồi cỏ rộng mênh mông... Nhưng rồi tà đạo “bà cô Dợ” tràn về, khiến những người dân chân chất lạc lối, tin theo những điều nhảm nhí “ Ngày tận thế, trái đất sẽ nổ tung, mặt trời sẽ ngừng sáng, mặt trăng sẽ tối là lúc Chúa xuất hiện để cai trị lập lại trật tự của thế giới, ai theo “bà cô Dợ” sẽ được giải cứu lên Thiên đàng, ai không tin, không theo sẽ bị Chúa hủy diệt và đẩy xuống địa ngục...”, “Mẹ Dợ đang sàng lọc lựa chọn 144.000 người trung thành với tổ chức “bà cô Dợ” sẽ được sinh sống ở đất nước riêng của người Mông, nghìn năm không chết, cuộc sống an nhàn, hưởng thụ, không ốm đau, bệnh tật...”.

Lực lượng Công an phối hợp với Bộ đội Biên phòng triển khai các biện pháp tuyên truyền, vận động bà con từ bỏ đạo “Bà Cô Dợ”.

Lực lượng Công an phối hợp với Bộ đội Biên phòng triển khai các biện pháp tuyên truyền, vận động bà con từ bỏ đạo “Bà Cô Dợ”.

Anh Giàng A So, một người dân ở bản Huổi Luông cũng không tránh khỏi vòng xoáy “bà cô Dợ” tràn về bản. Trong căn bếp lụp xụp rộng chừng 30 mét vuông, không có gì ngoài vài cái thùng nhựa và mấy quả bí chỏng chơ, anh buồn rầu kể: Năm 2019, gia đình anh có 9 người gồm mẹ già, hai vợ chồng và 6 người con được một đối tượng khác trong bản lôi kéo tham gia tà đạo “bà cô Dợ”. Họ gửi cho tổng cộng 1.200 USD, Giàng A So đã dùng số tiền này cưới vợ cho con. Họ bảo nếu theo “bà cô Dợ” thì sau này sẽ có nhà nước riêng của người Mông. Họ cũng nói không được đi tiêm phòng COVID-19 vì sẽ làm vô sinh, giảm trí nhớ, gây hại sức khỏe con người... Oái oăm hơn, Giàng A So còn được đối tượng đó tuyên truyền rằng dịch bệnh đang tràn lan, ngày tận thế đang đến gần, chiến tranh sẽ xảy ra, lúc ấy nước sẽ biến thành máu. Do vậy, phải nấu cơm, phơi khô, đóng bao; nước đun sôi cho vào can, thùng nhựa để tích trữ. Khi có chiến tranh thì nước có sẵn để uống, còn cơm khô mang ngâm nước là ăn được, không phải nấu. Tin lời chúng, anh Giàng A So đã mua 10 thùng nhựa loại 220 lít đun nước sôi đổ đầy, nấu 3 bao gạo thành cơm rồi phơi khô, nhưng được vài hôm thì cơm mốc, nước bị thiu không dùng được. Anh còn mua 8 mặt nạ chống độc để đề phòng khí độc khi có chiến tranh. Ban ngày anh làm nương rẫy, tối đến lại học đạo, sinh hoạt với tổ chức “bà cô Dợ” qua hệ thống trực tuyến Zoom trên internet, có những ngày học đến 2 giờ sáng, Chủ nhật thì nghỉ cả ngày để cầu nguyện, người lạ cũng không được vào nhà... Sau vài năm theo tà đạo “bà cô Dợ”, anh Giàng A So ngày càng nhận thấy đạo này không có gì tốt đẹp cả. Lại được cán bộ tuyên truyền, vận động nên anh đã từ bỏ và quay lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy. Vợ anh thì vẫn mê muội tin theo. Chị đã bỏ chồng, mang theo 6 người con rời bỏ nhà cửa, dựng lều ở riêng và tiếp tục tin theo “bà cô Dợ”.

Bộ mặt thật của “Bà Cô Dợ”

Tà đạo “bà cô Dợ” là một hình thức biến tướng của đạo Tin lành nhưng mang tính chất mê tín, dị đoan, hoang đường và xuyên tạc kinh thánh của các tôn giáo. Tổ chức “bà cô Dợ” hay còn có tên gọi khác là “Hội thánh yêu thương chúng ta” do Vừ Thị Dợ (người Mông, quốc tịch Mỹ gốc Lào) sáng lập và làm hội trưởng. Tổ chức này không có điều lệ rõ ràng, chỉ cóp nhặt, trích dẫn, xuyên tạc kinh Tân ước, Cựu ước của đạo Tin lành được sử dụng trong các hoạt động sinh hoạt và truyền đạo trái phép, sử dụng các bài hát về Chúa nhưng được “cải biên”, “chế” lại trên nền nhạc trẻ.

Vừ Thị Dợ đã thêu dệt nên nhiều câu chuyện nhảm nhí như: Bản thân được chọn để tái sinh ra chúa Giê-su lần thứ 2, con trai út của Vừ Thị Dợ là chúa Giê-su tái lâm và coi như một đấng “siêu nhiên” sẽ giải cứu người Mông trên toàn thế giới.

Ông Phạm Khắc Trình, Trưởng Phòng Tôn giáo, Sở Nội vụ tỉnh Sơn La cho biết: Tổ chức “bà cô Dợ” không phải là tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận và cho phép hoạt động trên lãnh thổ nước Việt Nam. Mọi hoạt động liên quan đến tổ chức này đều là trái pháp luật, mang tính mê tín dị đoan và phản khoa học”.

Ông Tòng Văn Hương, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La chia sẻ: Những người theo tà đạo “bà cô Dợ” thường không tham gia hoạt động gì cùng chính quyền và bà con nhân dân trong bản. Đã có hai cặp vợ chồng bỏ nhau vì mâu thuẫn do người thì theo “bà cô Dợ”, người thì không; giữa những người theo đạo và không theo đạo trong bản cũng mâu thuẫn với nhau, rồi mâu thuẫn với dòng họ, với bản làng... Cuộc sống người dân bị xáo trộn từ khi tà đạo “bà cô Dợ” xuất hiện.

Thượng tá Lù Văn Lịch, Trưởng Công an huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La cho biết: Tổ chức “bà cô Dợ” chủ yếu tuyên truyền qua mạng internet, mang màu sắc chính trị rất rõ. Nếu chúng ta không kịp thời ngăn chặn thì nguy cơ mất an ninh, trật tự rất lớn, tiềm ẩn việc bà con nhân dân sẽ bị lôi kéo, đòi ly khai, tự trị, thành lập nhà nước riêng và tham gia các hoạt động mang tính mê tín dị đoan, hoang đường...

Lực lượng công an tuyên truyền vận động người dân không theo tà đạo trái phép.

Lực lượng công an tuyên truyền vận động người dân không theo tà đạo trái phép.

Nhiều giải pháp vận động, giác ngộ người dân

Đại tá Vì Quyền Chứ, Phó Giám đốc Công an tỉnh Sơn La cho biết: Công an tỉnh đã xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn với tà đạo “bà cô Dợ”, tham mưu với tỉnh ủy, UBND tỉnh những giải pháp để xóa bỏ hoạt động của tổ chức này trên địa bàn, tăng cường lực lượng cơ sở, vận dụng linh hoạt các biện pháp công tác, đặc biệt là tăng cường tuyên truyền, vận động để người dân hiểu rõ bản chất của tà đạo này, thực hiện nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân...

Rũ bỏ ám ảnh từ những ngày theo tà đạo “bà cô Dợ”, anh Giàng A So đang bắt đầu những ngày tháng mới với công việc nương rẫy quen thuộc cùng niềm tin vào những mùa vàng bội thu. Có sự chung tay của lực lượng Công an và Bộ đội Biên phòng, khoảnh đất rộng nhanh chóng được đào xới, để chuẩn bị gieo những hạt giống tốt, cho năng suất cao, mang lại cuộc sống ấm no cho gia đình anh và bà con trong bản. Anh còn phấn khởi khoe với chúng tôi ngôi nhà mới được chính quyền huyện hỗ trợ xây dựng năm 2019 với giá trị 60 triệu đồng.

Còn anh Giàng A Dê, sau khi nộp bản cam kết từ bỏ đạo “bà cô Dợ” trở về sinh hoạt tôn giáo thuần túy, anh như rũ bỏ được gánh nặng. Từ nay anh có thể ăn ngon ngủ yên, tập trung làm công việc nương rẫy để thóc lúa đầy nhà, cuộc sống luôn no ấm, hạnh phúc. Anh vừa chỉ cho chúng tôi gian nhà chứa những bao thóc to, vừa chia sẻ: “Vì không hiểu biết nên tôi tham gia tà đạo “bà cô Dợ”. Được các cán bộ công an tuyên truyền, giải thích, tôi đã hiểu ra cái sai. Giờ tôi cùng vợ con chỉ lo làm ăn, tích trữ thóc lúa để có cuộc sống ấm no thôi, không nghe theo lời kẻ xấu nữa”.

Những ngày tháng thực hiện ”Ba bám, bốn cùng” với nhân dân trên địa bàn... đã giúp cho cán bộ, chiến sĩ công an thấu hiểu tâm tư, tình cảm và nguyện vọng cũng như những vướng mắc trong cuộc sống của người dân. Từ đó gần gũi, chia sẽ với họ... Với vốn kinh nghiệm tích lũy được khi đi địa bàn, mỗi cán bộ, chiến sĩ công an lại tìm tòi, học hỏi những kiến thức mới, những cách làm hay, sáng tạo về nông nghiệp để trực tiếp hướng dẫn bà con nhân dân thực hiện việc trồng lúa nương, ngô, sắn đạt năng suất, chất lượng cao, ít sâu bệnh, chăm bón đúng kỹ thuật... Những cử chỉ thân tình, những việc làm tuy nhỏ nhưng thiết thực, cán bộ, chiến sĩ công an khi đến địa bàn đã dần chiếm được cảm tình của người dân, được người dân coi như người nhà. Nhờ đó, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, vận động người dân chấp hành các quy định của Đảng và Nhà nước ngày càng đạt hiệu quả cao và mang tính lan tỏa sâu rộng.

Thượng tá Lù Văn Lịch, Trưởng Công an huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La nói: Chúng tôi đã tích cựctham mưu với Ban Giám đốc Công an tỉnh, cấp ủy, chính quyền huyện Sốp Cộp, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, Đồn Biên phòng Mường Lèo triển khai các biện pháp tuyên truyền, vận động để bà con nhân dân nhận thức đúng chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tự do tín ngưỡng, tôn giáo, giúp bà con nhận thức được những luận điệu hoang đường, không có thật của “bà cô Dợ” bằng các dẫn chứng thực tế trong cuộc sống hàng ngày để bà con tin và tự giác từ bỏ.

Cùng với công tác tuyên truyền, cấp ủy, chính quyền địa phương đã ưu tiên đầu tư, phát triển toàn diện các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở các địa bàn, vận động nhân dân tích cực tham gia các chương trình xây dựng nông thôn mới, đồng thời thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo... trên địa bàn.

Bà Tòng Thị Kiên, Phó Chủ tịch UBND huyện Sốp Cộp cho biết thêm: Đối với địa bàn bản Huổi Luông, xã Mường Lèo, nơi có nhiều hộ dân theo tà đạo “bà cô Dợ”, chính quyền huyện đã tập trung nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội. Bản đã có nhà văn hóa để sinh hoạt cộng đồng, có điểm trường mầm non, tiểu học, điện lưới quốc gia, nước sinh hoạt được đảm bảo, hệ thống đường giao thông đã được đầu tư cải tạo, hiện nay đã có đường ô tô đến bản.

Từng là một trong những địa bàn phức tạp về tà đạo “bà cô Dợ”, đến nay, đồng bào các dân tộc trong tỉnh Sơn La đã trở lại với sinh hoạt tôn giáo thuần túy. Họ đã thực sự tỉnh ngộ sau chuỗi ngày dài u mê tin theo tà đạo để tập trung xây dựng cuộc sống ấm no, bình yên trên chính quê hương mình.

Một làn gió mới đang đến với bản Huổi Luông, với xã Mường Lèo và với những địa bàn có người theo tà đạo “bà cô Dợ”. Có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng cùng nhau sát cánh 4 cùng với bà con nhân dân, đưa làn gió mới về bản đã khiến cho cuộc sống của người dân nơi đây thực sự thay đổi. Mường Lèo từ một nơi ít người biết đến, nay đã trở thành một trong những xã phát triển, có đường ô tô đến tận nơi, thông thương thuận lợi hơn. Người dân cũng không còn nhớ đến những ngày không yên bình khi theo tà đạo “bà cô Dợ” nữa mà đoàn kết cùng nhau phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.