Lâm Đồng: 2 người nhiễm HIV cùng mắc đậu mùa khỉ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo thông tin của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận 2 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ.

2 trường hợp ca bệnh gồm: 1 bệnh nhân nam (SN 1995, có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Tiền Giang, đến ở trọ làm việc tại TP. Bảo Lộc) và 1 bệnh nhân nữ (SN 1989, ở trọ tại TP. Bảo Lộc). Cả 2 bệnh nhân này đều có tiền sử nhiễm HIV từ 5 năm và 15 năm; có trường hợp quan hệ tình dục đồng giới nam.

Ảnh minh họa: Ngọc Duy

Ảnh minh họa: Ngọc Duy

Đối với bệnh nhân nam, sáng 24-10, bệnh nhân có biểu hiện sốt, đau cổ họng, đi khám và nhập viện điều trị tại Bệnh viện II Lâm Đồng cho đến nay. Ngày 26-10, Bệnh viện II Lâm Đồng lấy mẫu xét nghiệm và chuyển mẫu xét nghiệm xuống viện Pasteur TP Hồ Chí Minh làm PCR và có kết quả dương tính với bệnh đậu mùa khỉ ngày 27-10. Hiện, bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện II Lâm Đồng với chẩn đoán: Đậu mùa khỉ/HIV, sinh hiệu ổn, không sốt, đau họng, nổi bọng nước mọc rải rác ở tay, lưng, chân, bộ phận sinh dục, mông, mặt.

Đối với ca bệnh nữ, ngày 1-10, bệnh nhân thấy khó thở, mệt, thấy nổi mụn nhỏ ở tay nên được người nhà đưa đến Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP. Hồ Chí Minh tái khám và nhập viện điều trị. Ngày 17-10, bệnh nhân được chuyển viện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và được chẩn đoán sơ bộ lúc nhập viện: Mpox-Nhiễm trùng huyết từ nhiễm trùng da-Viêm xuất huyết màng phổi đang dẫn lưu/nhiễm HIV.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới lấy mẫu xét nghiệm bệnh đậu mùa khỉ và có kết quả dương tính vào ngày 20-10.

Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đề nghị Sở Y tế phối hợp với các huyện, thành phố đẩy mạnh giám sát dịch bệnh, sớm phát hiện, truy vết, xử lý kịp thời ổ dịch, không để lây lan ra cộng đồng.

Được biết, Việt Nam chưa có vắc xin và thuốc đặc trị cho đậu mùa khỉ, chỉ có vắc xin bệnh đậu mùa. Bộ Y tế đưa đậu mùa khỉ vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B, thuộc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).

Bác sĩ Kiều Văn Bước (bìa trái) sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ, hướng dẫn các y-bác sĩ trẻ trong quá trình công tác. Ảnh: N.N

Bác sĩ Kiều Văn Bước: Tận tâm với người bệnh

(GLO)- Với bề dày kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu và giàu lòng nhân ái, bác sĩ chuyên khoa II Kiều Văn Bước-Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) không chỉ là trụ cột tinh thần cho đồng nghiệp mà còn là ân nhân của rất nhiều người bệnh.

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

(GLO)- Chiều 15-3, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng-chống bệnh sởi. Tại điểm cầu trung ương, bà Đào Hồng Lan-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị.