Kỷ luật 10 cán bộ nhân viên y tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sở Y tế Kon Tum cũng yêu cầu kiểm điểm, rút kinh nghiệm, khắc phục sai sót, chấn chỉnh thái độ phục vụ, giao tiếp với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân.
Nơi bệnh nhân A Thiết tử vong sau 8 ngày điều trị.
Nơi bệnh nhân A Thiết tử vong sau 8 ngày điều trị.
Sau khi VOV phản ánh về sự tắc trách dẫn đến bệnh nhân A Thiết (35 tuổi), trú tại thôn 1, xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum tử vong sau 8 ngày điều trị tại Phân khu điều trị 2, thuộc Trung tâm Y tế huyện Ia H’Drai, Sở Y tế tỉnh Kon Tum đã thành lập Đoàn kiểm tra và chính thức có hình thức xử lý kỷ luật đối với 10 cán bộ, nhân viên y tế liên quan.
Cụ thể bác sĩ Huỳnh Ngọc Bích, người trực tiếp chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân A Thiết phải chịu hình thức kỷ luật cảnh cáo đồng thời luân chuyển từ Phân khu điều trị 2 về công tác tại Trung tâm Y tế huyện Ia H’Drai; Kỷ luật hình thức khiển trách đối với 4 nhân viên: Ngô Thị Lâm Dung, Bùi Thị Hạnh, Nguyễn Thanh Tấn, Hà Thị Yến; phê bình 5 cán bộ, nhân viên, gồm: Võ Văn Quang, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ia H’Drai; A Nhung, Trưởng Phòng Kế hoạch- Nghiệp vụ; Hoàng Hữu Tùng, Phục trách Phòng Tổ chức- Hành chính và hai nhân viên Hà Thị Mỹ Hạnh, Đinh Thị Hồng Liên. 
Cùng với các hình thức kỷ luật đối với từng cá nhân liên quan đến vụ việc, Sở Y tế tỉnh Kon Tum cũng yêu cầu Trung tâm Y tế huyện Ia H’Drai nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, khắc phục sai sót, chấn chỉnh thái độ phục vụ, giao tiếp với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân; tiến hành đào tạo lại cho cán bộ, nhân viên y tế đang công tác tại Phân khu điều trị 2.
Đối với chị Y Nạc, vợ bệnh nhân A Thiết, Trung tâm Y tế huyện Ia H’Drai hợp đồng làm công tác chuyên trách sốt rét tại điểm xã Ia Đal với mức lương 2.780.000 đồng/ tháng để giảm bớt khó khăn cho gia đình.
Trước đó vào tháng 1/2018, VOV có hai phản ánh về sự tắc trách của một số cán bộ, nhân viên y tế Phân khu điều trị 2, thuộc Trung tâm Y tế huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum khiến bệnh nhân A Thiết, (35 tuổi), trú tại thôn 01, xã Ia Đal tử vong sau 8 ngày điều trị tại cơ sở y tế này mà không rõ nguyên nhân.
Kết quả kiểm tra, xác minh sau đó của Sở Y tế tỉnh Kon Tum cũng đã khẳng định có nhiều thiếu sót trong quá trình điều trị cho bệnh nhân A Thiết, như: có điều trị sốt rét cho bệnh nhân nhưng không thể hiện trong bệnh án; tiên lượng mức độ nặng của bệnh nhân chưa chính xác nên chuyển tuyến cấp cứu muộn; sai sót trong quy trình xét nghiệm; thái độ trong giao tiếp với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân thiếu chuẩn mực...
Khoa Điềm (VOV)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.