Kỳ lạ bệnh viện điều trị vết thương mạn tính bằng... giòi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Một bệnh viện tại Singapore vừa công bố một phương pháp mới để điều trị vết thương mạn tính, đó là dùng... giòi.
Thức ăn của giòi là những phần mô, da chết trên bề mặt vết thương. ẢNH: REUTERS
Thức ăn của giòi là những phần mô, da chết trên bề mặt vết thương. ẢNH: REUTERS
Đài Channel NewsAsia (CNA) hôm 12.11 đưa tin Bệnh viện Đại học quốc gia Singapore (NUH) vừa công bố một phương pháp mới để điều trị vết thương mạn tính (vết thương chậm liền, khó liền hoặc không liền được), đó là dùng... giòi.
Cụ thể, với những vết thương mạn tính nhiều mô chết hoặc bị nhiễm trùng, NUH sẽ dùng những con giòi được nuôi tiệt trùng thả vào vết thương rồi băng lại trong vòng từ 48 đến 72 giờ. Liệu trình này có thể lặp lại từ 3 đến 5 lần, tùy bệnh nhân, bác sĩ John Chen, đại diện bệnh viện, nói với đài CNA.
Ông Chen cũng cho biết thêm liệu pháp trên không làm bệnh nhân cảm thấy đau, bởi thức ăn của giòi chỉ là những phần mô, da chết trên bề mặt vết thương. Thậm chí, những người mắc chứng sợ giòi cũng không phải lo lắng vì những con giòi không có xu hướng thoát ra khỏi lớp băng y tế.
“Chúng bị thu hút bởi những mô chết trên vết thương, vì vậy không có xu hướng “trốn” ra ngoài”, bác sĩ Chen cho biết.
Ông William Teo (58 tuổi), một bệnh nhân đã điều trị bằng phương pháp kỳ lạ này trong khoảng một tháng rưỡi, chia sẻ với đài CNA ông hoàn toàn không cảm thấy đau khi giòi ở trên vết thương và ăn các mô chết, dù đôi lúc, sẽ hơi đau như “kiến cắn” khi một vài con giòi gặm nhằm vào các mô còn sống.
Trước đó, người đàn ông này có vết thương sâu ở gót bàn chân. Ông đã kết thúc liệu trình điều trị vào hôm 11.11 và hiện các mô chết trên phần vết thương bị hoại tử đã được giòi “dọn dẹp” sạch sẽ.
Đại diện của bệnh viện NUH cũng cho biết thêm liệu pháp khử trùng bằng giòi là "phương pháp điều trị khá an toàn" và ít rủi ro, đặc biệt thích hợp cho những bệnh nhân thuộc nhóm có nguy cơ quá cao để vào phòng mổ như bệnh nhân tiểu đường lớn tuổi, bệnh nhân bỏng nặng hoặc những người mắc bệnh tự miễn.
Bác sĩ Chen cho hay chi phí điều trị của liệu pháp mới dao động từ 300 đến 1.100 đô la Singapore (từ 5,1 - 18,8 triệu đồng), tùy thuộc vào kích thước vết thương cũng như phản ứng của bệnh nhân với phương pháp điều trị.
Đài CNA cũng cho hay, phương pháp điều trị mới đã được bệnh viện NUH điều trị cho 4 bệnh nhân kể từ tháng 8 và thu được nhiều kết quả khả quan.
Dự kiến, bệnh viện sẽ tiếp dùng liệu pháp này để điều trị cho nhiều bệnh nhân khác từ đầu năm 2021, theo CNA.
Theo Thanh Lương (TNO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.