Kỳ cuối-Nâng cao chất lượng giáo dục vùng sâu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cùng với những nỗ lực, tâm huyết của giáo viên và nhà trường, các cấp, ngành ở tỉnh cũng dành nhiều sự quan tâm cho học sinh vùng khó nhằm hướng đến công bằng xã hội trong giáo dục. Dẫu vẫn còn đó những khó khăn, song không thể phủ nhận rằng, bức tranh giáo dục vùng sâu của tỉnh thời gian qua đã bật lên những gam màu tươi sáng.
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD-ĐT), đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Một trong những quan điểm chỉ đạo được nêu ra trong nghị quyết này là: “Ưu tiên đầu tư phát triển GD-ĐT ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và các đối tượng diện chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa GD-ĐT”. Trên tinh thần chỉ đạo đó, cấp ủy, chính quyền và ngành GD-ĐT Gia Lai đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục vùng sâu.
Những “trái ngọt”
Theo thống kê của Sở GD-ĐT, tính đến ngày 31-10-2020, toàn tỉnh có 760 trường mầm non và phổ thông với hơn 400 ngàn học sinh; trong đó, học sinh DTTS chiếm gần 50%. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp trong tỉnh đã dành nhiều sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển GD-ĐT vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS nhằm nâng cao dân trí, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội ở khu vực này phát triển.
Theo đó, mạng lưới trường, lớp không ngừng được mở rộng đến tận thôn, làng, đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong tỉnh. Hệ thống các trường mầm non công lập, tư thục, các trường phổ thông dân tộc bán trú, nội trú và THPT được đầu tư theo hướng hiện đại. Hiện nay, toàn tỉnh có 25 trường phổ thông dân tộc bán trú, 15 trường THCS dân tộc nội trú, 2 trường THPT dân tộc nội trú và 67 trường tiểu học có 30 học sinh bán trú trở lên. Những mô hình trường học này, nhất là các trường bán trú đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và duy trì sĩ số học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn.
Điển hình như ở huyện Kbang, những năm qua, trường học bán trú được xem là mô hình giáo dục toàn diện mà địa phương hướng đến. Hiện toàn huyện có 7 trường phổ thông dân tộc bán trú, 5 trường phổ thông có học sinh bán trú và 1 trường THCS dân tộc nội trú.
Theo ông Trần Trung Trực-Phó Trưởng phòng GD-ĐT huyện, do địa hình bị chia cắt nên dân cư phân bố không đều, sống rải rác ở các làng cách xa khu vực trung tâm xã hàng chục cây số. Việc đi đến trường học tập của học sinh vì thế cũng gặp rất nhiều khó khăn. Trước đây, nhiều học sinh bậc THCS ở các xã vùng sâu của huyện như: Kon Pne, Krong, Đak Rong… thường bỏ học khi không thể đi về trong ngày, gia đình lại quá nghèo, không đủ điều kiện cho con ở trọ đi học.
Từ khi đầu tư xây dựng mô hình trường bán trú, công tác vận động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số ở huyện luôn đạt kết quả tốt. Chất lượng giáo dục vùng DTTS đã cải thiện và chuyển biến tích cực; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên rõ rệt với 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, trên 99% học sinh tốt nghiệp THCS.
Chất lượng giáo dục vùng khó của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Ảnh: Hồng Thi
Chất lượng giáo dục vùng khó của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Ảnh: Hồng Thi
Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia là chủ trương lớn của ngành GD-ĐT nhằm chuẩn hóa cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Đến cuối tháng 10-2020, toàn tỉnh có 381 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm 50,13%), tăng 185 trường so với năm 2015. Đáng chú ý, các trường đạt chuẩn quốc gia thuộc các xã khó khăn và đặc biệt khó khăn của tỉnh đã bắt đầu khẳng định chất lượng giáo dục, tạo được uy tín và niềm tin đối với phụ huynh học sinh cũng như toàn xã hội.
Ông Phạm Văn Đại-Trưởng phòng GD-ĐT huyện Ia Grai-thông tin: “Nếu năm 2015, huyện chỉ có 13 trường học đạt chuẩn quốc gia thì đến nay đã có 24/46 trường và dự kiến cuối năm 2020 sẽ có 28 trường học đạt chuẩn quốc gia. Nhiều ngôi trường khang trang đã dần thay thế những trường cũ, xuống cấp, tạo điều kiện thuận lợi trong việc dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và thay đổi bộ mặt nông thôn các xã biên giới trên địa bàn”.
Bên cạnh tăng cường tiếng Việt, ngành GD-ĐT tỉnh còn đẩy mạnh công tác dạy học tiếng DTTS nhằm góp phần duy trì tiếng nói và chữ viết, tạo điều kiện cho học sinh hiểu biết hơn về văn hóa của dân tộc mình và các dân tộc anh em. Năm học 2020-2021, toàn tỉnh có 13 trường tiểu học tổ chức dạy tiếng DTTS như một môn học tự chọn với 29 lớp và 1.183 học sinh. Chương trình học tiếng dân tộc được thực hiện 2 tiết/tuần/lớp, có giáo viên người DTTS trực tiếp giảng dạy.
Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Sró (điểm trường làng Pơ Ya) trong một giờ sinh hoạt ngoài trời. Ảnh Hồng Thi
Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Sró (điểm trường làng Pơ Ya) trong một giờ sinh hoạt ngoài trời. Ảnh: Hồng Thi
Nhìn lại 5 năm qua, có thể thấy, chất lượng dạy và học ở vùng sâu, vùng xa đã có nhiều khởi sắc, góp phần vào thành tích chung của ngành GD-ĐT tỉnh. Nếu năm học 2015-2016, tỷ lệ học sinh khá, giỏi cấp THCS chỉ đạt 40,13%, cấp THPT là 44,64% thì đến năm học 2019-2020, tỷ lệ này đã tăng lên 47,97% ở cấp THCS và 62,7% ở cấp THPT.
Cùng với đó, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT toàn tỉnh cũng được nâng lên qua các năm, riêng năm 2020 đạt 97,57% (trong đó, khối các trường THPT đạt 99,5%). Đáng chú ý, một số ngôi trường ở vùng khó đã bứt phá vươn lên với tỷ lệ tốt nghiệp đạt 100%; nhiều học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng tốp đầu cả nước. Riêng bậc học mầm non và tiểu học, dự ước đến cuối năm 2020, tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 toàn tỉnh đạt 99,6%; huy động trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 89%.
Hướng đến công bằng xã hội trong giáo dục
Mặc dù chất lượng giáo dục vùng sâu, vùng xa ở tỉnh ta đã có những chuyển biến đáng phấn khởi song vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức phải đối mặt. Cụ thể, hệ thống trường, lớp còn nhiều điểm lẻ, khoảng cách giữa các điểm trường xa; nhận thức và nhu cầu học tập của một bộ phận đồng bào DTTS chư­a cao, đời sống còn nhiều khó khăn; một số trường học bị xuống cấp chưa được đầu tư sửa chữa, thiếu phòng học chức năng và trang-thiết bị dạy học cần thiết; đội ngũ giáo viên chưa đủ để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục còn nhiều khó khăn, bất cập.
Ngoài ra, việc thành lập và chuyển đổi một số trường thành trường phổ thông dân tộc bán trú còn ít do điều kiện cơ sở vật chất, công tác tổ chức ăn, ở bán trú cũng như chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên và học sinh còn hạn chế. Tình trạng học sinh vắng học dài ngày, bỏ học vẫn còn diễn ra ở nhiều trường vùng DTTS. Vấn đề việc làm sau đào tạo vẫn còn bất cập khiến nhiều học sinh và phụ huynh thiếu mặn mà với con chữ…
Tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS là một trong những giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó. Ảnh Hồng Thi
Tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS là một trong những giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó. Ảnh: Hồng Thi
Trao đổi với P.V, ông Lê Duy Định-Giám đốc Sở GD-ĐT-cho biết: Thời gian đến, ngành sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng, cha mẹ học sinh về quyền học tập của trẻ em, về chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; ưu tiên mọi nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang-thiết bị dạy học và đội ngũ giáo viên cho các trường vùng khó, nhất là những trường nằm trong lộ trình xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2020-2025; phát triển nhiều hơn nữa mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú.
Cùng với đó, Sở sẽ chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục đẩy mạnh những phong trào thi đua do ngành phát động như: “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học”, “Trường xanh-sạch-đẹp-an toàn”, “Nâng cao tỷ lệ tốt nghiệp THPT”, “Huy động và duy trì sĩ số học sinh”; tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS. Đồng thời, ngành sẽ triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc bán trú, dự án giáo dục THCS vùng khó khăn; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ giáo viên và học sinh, đặc biệt là học sinh bán trú ở vùng DTTS, vùng đặc biệt khó khăn; đổi mới phương pháp và hình thức giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh DTTS; nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học ở các trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú trên toàn tỉnh.
Ngoài ra, theo Giám đốc Sở GD-ĐT, vấn đề đổi mới công tác quản lý giáo dục trung học, tăng cường giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục trung học xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường; tạo điều kiện cho các trường được linh hoạt áp dụng các hình thức tổ chức giáo dục và phương pháp dạy học tiên tiến mà không bị áp đặt từ cấp trên… cũng là việc làm cần thiết trên hành trình hướng đến nâng cao chất lượng dạy và học ở vùng khó.
Có thể nói, chất lượng GD-ĐT tại vùng DTTS, vùng kinh tế khó khăn giữ vai trò rất quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội chung của tỉnh. Tin rằng, với sự nỗ lực và quyết tâm cao của ngành GD-ĐT, cùng với sự chung tay của cấp ủy, chính quyền và toàn xã hội, tỉnh ta sẽ từng bước rút ngắn được khoảng cách về cơ sở vật chất cũng như chất lượng giáo dục giữa vùng thuận lợi với vùng khó khăn, hướng đến công bằng xã hội trong giáo dục.
HỒNG THI

Có thể bạn quan tâm

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.