Kông Chro: Tập huấn phát triển sản phẩm OCOP cho 110 học viên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 6-10, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kông Chro phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Gia Lai tập huấn chương trình mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP) giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện.
Quang cảnh buổi tập huấn. Ảnh: Ngọc Minh

Quang cảnh buổi tập huấn. nh: Ngọc Minh

Trong thời gian 1 ngày, 110 học viên là cán bộ quản lý ở cấp huyện, xã, trưởng các thôn, làng, đại diện các hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, chủ các doanh nghiệp liên quan đến nông nghiệp được hướng dẫn cách thức phát triển sản phẩm, dịch vụ; triển khai thực hiện chu trình OCOP tuần tự theo các bước; đánh giá phân hạng sản phẩm.

Huyện Kông Chro hiện có 4 sản phẩm đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh, gồm: Nhãn T6 (xã Kông Yang), mắc ca sấy nứt vỏ (xã Chư Krêy), bột gia vị ớt tỏi chanh, dưa leo tươi (xã An Trung). Năm 2023, huyện đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị đánh giá xếp hạng sản phẩm bưởi da xanh (xã Đak Kơ Ning).

Có thể bạn quan tâm

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

(GLO)- Cục Hải quan Việt Nam cho biết, trong 15 ngày đầu tháng 4-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 31.224 tấn cao su các loại, trị giá 62 triệu USD (giảm 22,2% về lượng và giảm 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024); trong khi giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.