Kon Tum cần hơn 67.900 tỉ đồng để phát triển đô thị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
UBND tỉnh Kon Tum vừa phê duyệt chương trình phát triển đô thị với kinh phí sơ bộ dự kiến hơn 67.900 tỉ đồng.

Ngày 24.8, UBND tỉnh Kon Tum cho biết đã có quyết định phê duyệt chương trình phát triển đô thị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, chương trình phát triển đô thị tại Kon Tum nhằm mục tiêu xây dựng kế hoạch, lộ trình khắc phục những tiêu chí còn thiếu, còn yếu; đề xuất giải pháp huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng khung và hệ thống đô thị trên toàn tỉnh. Đồng thời, đảm bảo sự phát triển của đô thị, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững, đảm bảo an sinh xã hội gắn với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh, quốc phòng...

Kon Tum phấn đấu đến năm 2050, tỷ lệ đô thị hóa thuộc nhóm trung bình của cả nước

Kon Tum phấn đấu đến năm 2050, tỷ lệ đô thị hóa thuộc nhóm trung bình của cả nước

Dự kiến đến 2030, toàn tỉnh Kon Tum có 12 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 50 - 52%. Trong đó, có 1 đô thị loại 2 là TP.Kon Tum; 5 đô thị loại 4 (TX.Ngọc Hồi và các thị trấn Đăk Tô, Đăk Hà, Sa Thầy, Măng Đen); 6 đô thị loại 5 (thị trấn Đăk Rve, thị trấn Đăk Glei, trung tâm huyện lỵ Kon Rẫy, trung tâm huyện lỵ Tu Mơ Rông, trung tâm huyện lỵ Ia H'Drai). Cũng trong giai đoạn này, tỉnh Kon Tum dự kiến thành lập mới 1 đô thị loại 5 tại xã Mô Rai (H.Sa Thầy).

Kon Tum phấn đấu đến năm 2050, tỷ lệ đô thị hóa thuộc nhóm trung bình của cả nước. Hệ thống đô thị có khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, kiến trúc tiêu biểu giàu bản sắc, xanh, hiện đại, thông minh. Cơ cấu kinh tế khu vực đô thị phát triển theo hướng hiện đại với các ngành kinh tế xanh, kinh tế số chiếm tỷ trọng lớn.

Hệ thống đô thị tại Kon Tum đến năm 2050 hứa hẹn sẽ có kiến trúc tiêu biểu giàu bản sắc

Hệ thống đô thị tại Kon Tum đến năm 2050 hứa hẹn sẽ có kiến trúc tiêu biểu giàu bản sắc

Qua chương trình phát triển đô thị, Kon Tum sẽ thực hiện các dự án như dự án hạ tầng xã hội, dự án hạ tầng kỹ thuật khung, dự án lập các đồ án quy hoạch chung đô thị, lập chương trình phát triển từng đô thị, lập đề án phân loại đô thị. Dự kiến kinh phí sơ bộ để thực hiện chương trình này trên 67.900 tỉ đồng.

Theo Đức Nhật (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.