Kiều Loan 'ngược dòng' tiến thẳng vào top 10 Miss Grand International

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với giải thưởng Miss Popular Vote, Kiều Loan “lội ngược dòng” đầy ngoạn mục tiến thẳng vào Top 10 chung cuộc tại cuộc thi Miss Grand International 2019.
Kiều Loan nhận giải thưởng Miss Popular Vote.
Kiều Loan nhận giải thưởng Miss Popular Vote.
Hành trình Miss Grand International 2019 đã chính thức khép lại tại Venezuela sau khi đã tìm ra người kế vị năm nay tại đêm chung kết diễn ra sáng ngày 26/10 theo giờ Việt Nam. Và danh hiệu tân Hoa hậu Hòa bình thế giới 2019 đã chính thức thuộc về đại diện Venezuela - Valentina Figuera.
Trải qua hơn nửa tháng đồng hành tại cuộc thi, Á hậu Kiều Loan với vai trò là đại diện Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng người hâm mộ nhan sắc thời gian qua.
Trong đêm chung kết, khoảnh khắc đại diện Việt Nam không được xướng tên trong danh sách top 20 đã khiến khán giả trong nước vừa bất ngờ vừa lo lắng. Tuy nhiên, với giải thưởng Miss Popular Vote, Kiều Loan may mắn “lội ngược dòng” đầy ngoạn mục tiến thẳng vào Top 10 chung cuộc.
 
 Kiều Loan đã có màn 'lội ngược dòng' ngoạn mục.
Kiều Loan đã có màn 'lội ngược dòng' ngoạn mục.
Bước tiếp vào phần thi thuyết trình, Á hậu Kiều Loan truyền đạt thông điệp hòa bình ý nghĩa với phong thái đầy tự tin và lưu loát. Đại diện Việt Nam nói: “Tôi cho rằng, cội rễ của chiến tranh đến từ phần ác và phần thiện trong mỗi con người. Bởi vậy nên sự lương thiện trong mỗi chúng ta chính là giải pháp. Khi chúng ta làm những việc thiện, chính là chúng ta đã đẩy lùi nguy cơ chiến tranh và bạo lực. Nhận ra được điều này, chúng ta cần làm gì?"
"Hãy bắt đầu bằng chính bình yên trong tâm trí và trong tim của mỗi người. Yêu thương nhiều hơn, thấu hiểu nhiều hơn và chia sẻ nhiều hơn với những người xung quanh mình. Chia sẻ và cho đi yêu thương chính là thông điệp cần được lan rộng trên toàn thế giới, chúng ta cần cất lên giọng nói chính nghĩa của mình và nỗ lực hành động mỗi ngày. Hãy đẩy lùi chiến tranh và bạo lực ngay từ chính tâm hồn của mình. Mang hòa bình và hạnh phúc đến cho thế giới này, cho trẻ em - những chủ nhân tương lai của thế giới.”
Đại diện Việt Nam diễn tuyết trước hàng nghìn khán giả trong đêm chung kết cuộc thi.
Đại diện Việt Nam diễn tuyết trước hàng nghìn khán giả trong đêm chung kết cuộc thi.
Dừng chân ở Top 10 Miss Grand International 2019, dù để lại nhiều tiếc nuối nhưng Kiều Loan vẫn khiến khán giả trong nước tự hào bởi tinh thần “chiến đấu” hết mình vì màu cờ sắc áo. Trải qua thời gian gần 20 ngày tại đất khách quê người, tự lo liệu mọi thứ một mình nhưng nàng Á hậu vẫn luôn tự tin và tràn đầy năng lượng.
Cô chia sẻ: “Mặc dù không thể mang về Việt Nam chiếc vương miện Miss Grand International năm nay nhưng Loan cũng không quá thất vọng vì đã tiếp tục giữ chuỗi Top 10 cho nước nhà. Kết quả chung cuộc dành cho Loan và cho tất cả đều rất công bằng, xứng đáng."
"Loan cũng xin cảm ơn tất cả những tình cảm mà mọi người dành cho Loan trong suốt thời gian qua, nếu không có các khán giả luôn bên cạnh cổ vũ thì chưa chắc gì Loan đã có thành công được như ngày hôm nay. Loan hãnh diện vì phần nào đã giúp khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ nhan sắc quốc tế.”
 Màn trình diễn trang phục dạ hội của Kiều Loan trong đêm chung kết.
Màn trình diễn trang phục dạ hội của Kiều Loan trong đêm chung kết.
Sau khi kết thúc hành trình của mình tại Miss Grand International 2019, Kiều Loan sẽ trở về nước để chuẩn bị cho những dự định sắp tới của mình. Cô cũng từng bật mí sẽ lấn sân sang lĩnh vực ca hát sau khi hoàn thành việc tham gia cuộc thi nhan sắc quốc tế.
M.Mai (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Tháng năm nhớ Người

Tháng năm nhớ Người

(GLO)- Bài thơ “Tháng năm nhớ Người” của Lenguyen khắc họa hình ảnh Bác Hồ qua ký ức làng quê, tình mẹ, giọt lệ, hương sen và ánh nắng Nam Đàn,... như lời tri ân sâu lắng dành cho vị Cha già kính yêu của dân tộc suốt đời vì dân, vì nước.

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

(GLO)- Từ ngày 16 đến 20-5, gần 40 ca sĩ, diễn viên, nghệ nhân Gia Lai đã tham gia 2 sự kiện vô cùng ý nghĩa tại tỉnh Nghệ An. Đó là hội diễn nghệ thuật quần chúng “Tiếng hát Làng Sen” và triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” năm 2025.

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023); 47 năm Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5/1978 - 18/5/2025), sáng 12-5, Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp Bảo tàng Quang Trung khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”.

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.