Khuyến cáo về hiện tượng sốt kéo dài sau khi tiêm vaccine COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo nhóm nghiên cứu, rất khó phân biệt các triệu chứng mắc COVID-19 và những phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine vì có nhiều người không xét nghiệm COVID-19 trước khi tiêm phòng.

Tiêm vaccine ngừa COVID-19. (Ảnh: THX/TTXVN)
Tiêm vaccine ngừa COVID-19. (Ảnh: THX/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy hiện tượng sốt kéo dài sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 có thể không phải là phản ứng phụ sau tiêm mà là một triệu chứng nhiễm virus SARS-CoV-2.
Các nhà khoa học thuộc Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) cho biết sau khi tiêm vaccine, người được tiêm thường gặp phải các hiện tượng như sốt, đau đầu và một số phản ứng phụ khác.
Một ngày sau mũi tiêm đầu tiên, có 2% trong số những người tiêm vaccine của Pfizer/BioNTech và 4% trong số những người tiêm vaccine của Moderna sốt từ 37,5 độ C trở lên.
Theo nhóm nghiên cứu, rất khó phân biệt các triệu chứng mắc COVID-19 và những phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine vì có nhiều người không xét nghiệm COVID-19 trước khi tiêm phòng.
Vì vậy, MHLW khuyến nghị cần đi khám nếu có hiện tượng sốt liên tục trong 2 ngày hoặc lâu hơn sau khi tiêm vaccine đồng thời có các triệu chứng khác của bệnh COVID-19 như ho, thở gấp, hoặc mất vị giác hay khứu giác.
Bên cạnh đó, MHLW cũng đề nghị các cơ sở y tế tiến hành xét nghiệm hoặc yêu cầu bệnh nhân làm xét nghiệm COVID-19 khi khám cho những người bị sốt kéo dài sau khi tiêm vaccine.
Các chuyên gia y tế lưu ý rằng các phản ứng phụ thường xảy ra trong vòng vài ngày đầu tiên sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19. Sau khi tiêm cơ thể cần vài tuần để hình thành các miễn dịch đủ mạnh để chống lại virus SAR-CoV-2.
Do đó, người tiêm vaccine vẫn có thể bị bệnh do nhiễm virus này sau khi tiêm vaccine do chưa đủ thời gian để hình thành các đáp ứng miễn dịch bảo vệ.
Hơn nữa, vẫn có tỷ lệ nhất định những người cho dù được tiêm vaccine nhưng không có đủ đề kháng bảo vệ, đồng thời vẫn cần đánh giá thêm để xác định vaccine có giúp bảo vệ khỏi các biến thể khác nhau của virus SARS-CoV-2 hay không.
Do đó, cho dù đã tiêm vaccine thì việc tuân thủ thực hiện các biện pháp phòng tránh cộng đồng theo khuyến cáo của cơ quan y tế là vẫn cần thiết.
Đào Thanh Tùng (TTXVN/ Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.