Khuôn mặt của mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trời thu. Làn gió heo may se sắt tràn về trong khoảng trời âm âm và những ngả đường hun hút vắng, dễ khơi gợi lòng người những hoài nhớ xa xăm. Nào những ký ức tuổi thơ nhuốm màu rơm rạ. Tiếng trống trường vang vang gọi về trong cả giấc mơ. Nhưng có gì gần gũi hơn hình ảnh mẹ. Với tôi, khuôn mặt của mẹ là những tháng ngày buồn vui chẳng thể cất hết lời…
Người làng đến giờ vẫn quen gọi mẹ với cái tên thân thuộc là “bà Năng nháy”. Là bởi khi nhìn ai, mắt mẹ lại hiêng hiếng, chớp chớp liên hồi. Không chỉ mang khiếm khuyết ấy, hàm răng mẹ lại cái còn cái mất, xô lệch, chẳng ngay hàng thẳng lối gì. Tóc mẹ lưa thưa rụng, để lại vầng trán hói cao. Khuôn mặt mẹ lúc nào cũng gân guốc, xương xương. Để rồi có lúc, tôi mơ hồ đến mức vô tâm nghĩ rằng: Không biết mình có phải là con của mẹ hay không?
 Minh họa: HUYỀN TRANG
Minh họa: HUYỀN TRANG
Ngày trước, kỳ thực, tôi chẳng muốn bạn bè về nhà mình chơi. Thậm chí, những ngày mưa giông nắng cháy hay lạnh cắt da cắt thịt, tôi cũng chẳng buồn muốn mẹ đón đưa đến trường. Phần vì cảnh nhà nghèo túng, dột nát. Phần nữa là bởi khuôn mặt mẹ không được hồng hào, xinh đẹp như mẹ chúng bạn. Tôi sợ các bạn thấy khuôn mặt lúc nào cũng lem luốc màu tro bùn, hằn lên vẻ khắc khổ của mẹ. Rồi có khi, chúng bạn sẽ cười, sẽ châm chọc và tôi làm sao có thể tự tin nói cười, vui đùa được nữa! Một nỗi lo sợ mong manh cơ hồ lẩn khuất trong trí nghĩ tôi suốt một thời thơ dại.
Lớn lên, lòng tôi như lắng lại. Thay vì thích vui chơi, bù khú với bạn bè, tôi lại chỉ muốn dành thời gian thật nhiều bên mẹ. Tôi biết, mẹ chẳng mấy khi được ngồi trước gương chăm chút cho khuôn mặt mình. Thời gian của mẹ là những ngày hè nắng nỏ trên đồng, là những đêm đông chập chờn bên bếp lửa. Nơi lũy tre làng xa xa, mẹ suốt ngày cặm cụi chốn đồng sâu đồng cạn. Bữa ăn với mẹ là những lát mì, củ khoai, miếng cơm cháy qua ngày. Và chỉ khi Tết nhất, đôi chân nứt nẻ chua phèn của mẹ mới có dịp tất tả bước ra khỏi lũy tre làng cũng chỉ để thăm thú họ hàng, người thân.
Những chiều mưa dai dẳng hay bên bếp lửa rơm cay cay mùi khói, ngồi một mình, mẹ chẳng thể nào giấu nổi khuôn mặt trầm buồn, sâu lắng những nghĩ ngợi, lo toan. Đó là khi mẹ đang hoài niệm về những tháng ngày khốn khó trong cuộc đời mình. Những tháng ngày ông bà già yếu, phận làm em út, mẹ phải ăn nhờ ở đậu với gia đình các bác. Những tháng ngày mẹ thương cha, về làm dâu trong cảnh nhà đông con, căn nhà tranh vách đất, tấm phên nứa chắn tạm là chỗ cha mẹ nằm. Những tháng ngày ra ở riêng, cha mẹ tự tay đào đất làm gạch dựng nhà, đàn con thơ nheo nhóc réo tiền ăn tiền học… Nghĩ lại trước đây, nào đâu tôi đã hiểu được những vất vả, nhọc nhằn chồng chất trên đôi vai gầy của mẹ. Và rồi, thấy có lỗi với mẹ thật nhiều.
Anh em tôi ngày một lớn lên, những năm tháng khốn khó cũng dần gói ghém vào trong quá khứ. Khuôn mặt mẹ ngày càng tươi vui, rạng rỡ trước sự trưởng thành của các con. Ngày tôi vào đại học, mẹ nắm tay tôi thật chặt. Ánh mắt mẹ long lanh sáng cả một niềm tin. Những nếp nhăn hằn trên khóe mắt bỗng căng tràn, tan biến. Qua rồi những tháng ngày chạy bữa ăn đong, mẹ an lòng khi anh em tôi lần lượt lập gia đình. Niềm vui với mẹ giờ là được chờ đón, bế bồng, vui cùng con cháu.
Tôi lập nghiệp xa nhà, lòng lúc nào cũng khắc khoải một nỗi nhớ quê. Đã bao lần về với nơi chôn nhau cắt rốn, ngồi xuống bên mẹ, lần nắm đôi tay gầy guộc và ngắm nhìn khuôn mặt đáng kính của người. Nơi phương trời xa xôi, tôi mường tượng như luôn có ánh mắt và nụ cười mẹ dõi soi. Vẫn là làn da ngăm ngăm ấy. Vẫn lơ thơ đôi hàng tóc mai cỗi cằn sương gió. Vầng trán mẹ cao vợi. Khuôn mặt phúc hậu ẩn tàng bao khắc khổ, lo toan… Chỉ vậy thôi mà thấy ấm cả trái tim.
Giờ đây, mẹ đã được thảnh thơi ngồi trước gương. Tôi lặng lẽ đến bên, ngắm nhìn khuôn mặt mẹ… Bỗng nhận ra đó chính là tấm gương sáng nhất soi rọi cuộc đời mình!
XANH NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...