Khung cảnh Việt Nam lạ mắt trong cuộc thi ảnh trên cao quốc tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các tác phẩm nhiếp ảnh khắc họa vẻ đẹp đa dạng, đầy sắc màu dọc chiều dài đất nước Việt Nam đã vào top ảnh đẹp nhất tại cuộc thi ảnh quốc tế Drone Photo Awards.

Drone Photo Awards là một phần của cuộc thi quốc tế uy tín Siena International Photo Awards, được tổ chức lần đầu năm 2015 tại Ý. Các tác phẩm tại Drone Photo Awards được quy định chụp từ các thiết bị như drone, dù lượn, khinh khí cầu hay trực thăng.

Năm 2023, cuộc thi thu hút hàng ngàn tác phẩm dự thi của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư từ khắp nơi trên thế giới ở 7 hạng mục ảnh, hạng mục chùm ảnh và hạng mục video.

Kết quả Drone Photo Awards công bố trung tuần tháng 6.2023, ở hạng mục ảnh đơn có 4 ảnh Việt Nam vào top các ảnh đẹp nhất (khuyến khích - Highly commended và đánh giá cao, tuyên dương - commended). Tất cả ảnh, video đoạt giải và vào top đẹp nhất sẽ được trưng bày, trình chiếu tại triển lãm Above Us Only Sky ở tu viện Saint Galgano thuộc Tuscany, Ý, từ 8.7 đến 9.11.2023.

Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Phạm Huy Trung đoạt giải khuyến khích ở hạng mục Động vật hoang dã, chụp hai con cá voi Bryde cùng nhau săn mồi vào tháng 8.2022 ở vùng biển Đề Gi, một điểm đến hoang sơ thuộc xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, cách TP.Quy Nhơn hơn 40 km.

Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Phạm Huy Trung đoạt giải khuyến khích ở hạng mục Động vật hoang dã, chụp hai con cá voi Bryde cùng nhau săn mồi vào tháng 8.2022 ở vùng biển Đề Gi, một điểm đến hoang sơ thuộc xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, cách TP.Quy Nhơn hơn 40 km.

Trở về của tác giả Lê Chí Trung được đánh giá cao ở hạng mục Con người. Anh cho biết ảnh chụp ở hạ lưu sông Kỳ Lộ, Phú Yên, vào những ngày thủy triều xuống thấp, sau khi bắt cá xong người dân men theo những dòng nước cạn để trở về nhà trong ánh nắng chiều tạo nên bức tranh cuộc sống bình dị. "Trong một lần dừng chân ở cầu gỗ, tôi dùng flycam để quan sát tổng thể khung cảnh thì ngỡ ngàng phát hiện những bãi cát ven sông, đặc biệt là dòng nước uốn lượn với nhiều hình dáng lạ mắt", anh Lê Chí Trung chia sẻ.

Trở về của tác giả Lê Chí Trung được đánh giá cao ở hạng mục Con người. Anh cho biết ảnh chụp ở hạ lưu sông Kỳ Lộ, Phú Yên, vào những ngày thủy triều xuống thấp, sau khi bắt cá xong người dân men theo những dòng nước cạn để trở về nhà trong ánh nắng chiều tạo nên bức tranh cuộc sống bình dị. "Trong một lần dừng chân ở cầu gỗ, tôi dùng flycam để quan sát tổng thể khung cảnh thì ngỡ ngàng phát hiện những bãi cát ven sông, đặc biệt là dòng nước uốn lượn với nhiều hình dáng lạ mắt", anh Lê Chí Trung chia sẻ.

Bức ảnh Băng đồng của tác giả Nguyễn Sanh Quốc Huy ở hạng mục Con người, chụp những người phụ nữ gánh cỏ năng trở về sau khi thu hoạch ở huyện Thăng Bình, Quảng Nam.

Bức ảnh Băng đồng của tác giả Nguyễn Sanh Quốc Huy ở hạng mục Con người, chụp những người phụ nữ gánh cỏ năng trở về sau khi thu hoạch ở huyện Thăng Bình, Quảng Nam.

Lốc xoáy của đàn vịt ở hạng mục Con người được tác giả Cao Kỳ Nhân chụp ở đầm Trà Ổ, huyện Phù Mỹ, Bình Định. Diện tích đầm khoảng 1.200 ha, có mức độ đa dạng sinh học cao và nguồn lợi thủy hải sản phong phú, góp phần ổn định sinh kế của cộng đồng dân cư sống quanh đầm. "Người dân nuôi hàng ngàn con vịt, hằng ngày cho chúng ăn hai lần sáng sớm và chiều. Khi chủ cất tiếng gọi quen thuộc, đàn vịt sẽ tập trung ùa về và đợi thức ăn. Sau đó, chúng sẽ chạy xung quanh người nông dân, giống như một cơn lốc xoáy", anh Nhân chia sẻ

Lốc xoáy của đàn vịt ở hạng mục Con người được tác giả Cao Kỳ Nhân chụp ở đầm Trà Ổ, huyện Phù Mỹ, Bình Định. Diện tích đầm khoảng 1.200 ha, có mức độ đa dạng sinh học cao và nguồn lợi thủy hải sản phong phú, góp phần ổn định sinh kế của cộng đồng dân cư sống quanh đầm. "Người dân nuôi hàng ngàn con vịt, hằng ngày cho chúng ăn hai lần sáng sớm và chiều. Khi chủ cất tiếng gọi quen thuộc, đàn vịt sẽ tập trung ùa về và đợi thức ăn. Sau đó, chúng sẽ chạy xung quanh người nông dân, giống như một cơn lốc xoáy", anh Nhân chia sẻ

Ở hạng mục Chùm ảnh (Series), nhiếp ảnh gia Cao Kỳ Nhân còn có 2 bộ gồm 16 ảnh được Ban giám khảo đánh giá cao, trong đó có bộ ảnh Sắc màu của Việt Nam, khắc họa vẻ đẹp phong cảnh, làng nghề Việt Nam đa dạng và đầy sắc màu trên dải đất hình chữ S. Mùa nước đổ vùng cao miền Bắc vào khoảng tháng 5 - 6 là một đặc sản du lịch, thu hút du khách, các nhiếp ảnh gia đổ về chiêm ngưỡng. Một số điểm đến mùa nước đổ đáng chú ý ở huyện Bát Xát, Lào Cai là Sàng Ma Sáo (ảnh), Mường Hum và Dền Sáng

Ở hạng mục Chùm ảnh (Series), nhiếp ảnh gia Cao Kỳ Nhân còn có 2 bộ gồm 16 ảnh được Ban giám khảo đánh giá cao, trong đó có bộ ảnh Sắc màu của Việt Nam, khắc họa vẻ đẹp phong cảnh, làng nghề Việt Nam đa dạng và đầy sắc màu trên dải đất hình chữ S. Mùa nước đổ vùng cao miền Bắc vào khoảng tháng 5 - 6 là một đặc sản du lịch, thu hút du khách, các nhiếp ảnh gia đổ về chiêm ngưỡng. Một số điểm đến mùa nước đổ đáng chú ý ở huyện Bát Xát, Lào Cai là Sàng Ma Sáo (ảnh), Mường Hum và Dền Sáng

Bức ảnh Nghề làm nước mắm ở Mũi Né, Bình Thuận của nhiếp ảnh gia Cao Kỳ Nhân. Nghề này gắn bó với người dân Phan Thiết từ xưa, vẫn được lưu giữ và phát triển cho đến ngày nay. Khi đến cửa ngõ Phan Thiết, du khách có thể dễ dàng bắt gặp những sân mắm, cảm nhận vị mặn chát của muối, hương đặc trưng của cá, mắm.

Bức ảnh Nghề làm nước mắm ở Mũi Né, Bình Thuận của nhiếp ảnh gia Cao Kỳ Nhân. Nghề này gắn bó với người dân Phan Thiết từ xưa, vẫn được lưu giữ và phát triển cho đến ngày nay. Khi đến cửa ngõ Phan Thiết, du khách có thể dễ dàng bắt gặp những sân mắm, cảm nhận vị mặn chát của muối, hương đặc trưng của cá, mắm.

Lồng nuôi tôm hùm ở Hòn Yến, Phú Yên là tác phẩm của Cao Kỳ Nhân. Ngoài việc ra khơi đánh cá, người dân Hòn Yến còn có các khu bè nuôi tôm hùm, nhìn từ trên cao khu vực lồng nuôi san sát nhau những chiếc phao nhỏ lênh đênh giữa biển.

Lồng nuôi tôm hùm ở Hòn Yến, Phú Yên là tác phẩm của Cao Kỳ Nhân. Ngoài việc ra khơi đánh cá, người dân Hòn Yến còn có các khu bè nuôi tôm hùm, nhìn từ trên cao khu vực lồng nuôi san sát nhau những chiếc phao nhỏ lênh đênh giữa biển.

Bức Trầm mặc phố cổ Hội An, Quảng Nam của Cao Kỳ Nhân. Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999. Những ngôi nhà cổ, dòng sông Hoài nên thơ, cảnh sinh hoạt đời thường và các món ăn truyền thống là điều làm nên sức hút của thành phố Hội An.

Bức Trầm mặc phố cổ Hội An, Quảng Nam của Cao Kỳ Nhân. Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999. Những ngôi nhà cổ, dòng sông Hoài nên thơ, cảnh sinh hoạt đời thường và các món ăn truyền thống là điều làm nên sức hút của thành phố Hội An.

Cánh đồng Tà Pạ, huyện Tri Tôn, An Giang vào mùa lúa chín đẹp như tranh vẽ của Cao Kỳ Nhân. Cuối tháng 11 - đầu tháng 12 là thời điểm đẹp nhất để ngắm lúa chín ở Tà Pạ. Tập quán canh tác của người dân địa phương là tập trung gặt lúa cùng nhau theo từng khu vực, hết ô ruộng này tới ô ruộng khác. Do đó, khi vào mùa thu hoạch, khắp cánh đồng sẽ có những mảng màu khác nhau tạo nên "bức họa đồng quê" có một không hai của Tri Tôn.

Cánh đồng Tà Pạ, huyện Tri Tôn, An Giang vào mùa lúa chín đẹp như tranh vẽ của Cao Kỳ Nhân. Cuối tháng 11 - đầu tháng 12 là thời điểm đẹp nhất để ngắm lúa chín ở Tà Pạ. Tập quán canh tác của người dân địa phương là tập trung gặt lúa cùng nhau theo từng khu vực, hết ô ruộng này tới ô ruộng khác. Do đó, khi vào mùa thu hoạch, khắp cánh đồng sẽ có những mảng màu khác nhau tạo nên "bức họa đồng quê" có một không hai của Tri Tôn.

Làng gạch Mang Thít, Vĩnh Long của tác giả Cao Kỳ Nhân. Dọc các bờ kênh ở huyện Mang Thít có hơn 1.000 lò gạch nung, nhìn từ xa như những ngọn tháp thu nhỏ. Lò gạch này hình thành cách đây hơn 100 năm. Ngày nay, các lò gạch vẫn đỏ lửa dù đã qua thời hoàng kim xưa, tập trung nhiều nhất ở ven con rạch Thầy Cai đến đoạn giáp sông Cổ Chiên

Làng gạch Mang Thít, Vĩnh Long của tác giả Cao Kỳ Nhân. Dọc các bờ kênh ở huyện Mang Thít có hơn 1.000 lò gạch nung, nhìn từ xa như những ngọn tháp thu nhỏ. Lò gạch này hình thành cách đây hơn 100 năm. Ngày nay, các lò gạch vẫn đỏ lửa dù đã qua thời hoàng kim xưa, tập trung nhiều nhất ở ven con rạch Thầy Cai đến đoạn giáp sông Cổ Chiên

Cánh đồng hoa cúc mâm xôi Sa Đéc, Đồng Tháp nổi bật sắc vàng đặc trưng vào dịp Tết của Cao Kỳ Nhân. Đây là một trong những loại hoa đắt đỏ dịp Tết nhưng vẫn được người dân ưa chuộng vì hoa bền. Đồng thời, sắc vàng tươi cùng kiểu dáng tỏa tròn của hoa tượng trưng cho sự sung túc, sum vầy làm nhiều người chơi hoa kiểng yêu thích trong dịp năm mới

Cánh đồng hoa cúc mâm xôi Sa Đéc, Đồng Tháp nổi bật sắc vàng đặc trưng vào dịp Tết của Cao Kỳ Nhân. Đây là một trong những loại hoa đắt đỏ dịp Tết nhưng vẫn được người dân ưa chuộng vì hoa bền. Đồng thời, sắc vàng tươi cùng kiểu dáng tỏa tròn của hoa tượng trưng cho sự sung túc, sum vầy làm nhiều người chơi hoa kiểng yêu thích trong dịp năm mới

Sắc màu chợ nông sản Vị Thanh, Hậu Giang của nhiếp ảnh gia Cao Kỳ Nhân. Người dân thường gọi là "chợ chồm hổm", ngồi theo lối, bắt đầu nhóm chợ từ rất sớm, nông dân địa phương mang hàng hóa là chính các sản phẩm của mình nuôi, trồng, đánh bắt ra chợ để bán.

Sắc màu chợ nông sản Vị Thanh, Hậu Giang của nhiếp ảnh gia Cao Kỳ Nhân. Người dân thường gọi là "chợ chồm hổm", ngồi theo lối, bắt đầu nhóm chợ từ rất sớm, nông dân địa phương mang hàng hóa là chính các sản phẩm của mình nuôi, trồng, đánh bắt ra chợ để bán.

Bộ ảnh The Strength of Solitude (tạm dịch Sự cô độc, điểm nhấn ấn tượng mạnh giữa phong cảnh) của Cao Kỳ Nhân. Tác giả khai thác ưu điểm "sự cô độc", hàm ý mang lại hữu ích cho con người trong cuộc sống là độc lập hơn, sáng tạo hơn và tạo niềm tin mạnh mẽ vào bản thân. Trên ảnh là Mẹ gánh ngang đồi cát Mũi Né - Bình Thuận.

Bộ ảnh The Strength of Solitude (tạm dịch Sự cô độc, điểm nhấn ấn tượng mạnh giữa phong cảnh) của Cao Kỳ Nhân. Tác giả khai thác ưu điểm "sự cô độc", hàm ý mang lại hữu ích cho con người trong cuộc sống là độc lập hơn, sáng tạo hơn và tạo niềm tin mạnh mẽ vào bản thân. Trên ảnh là Mẹ gánh ngang đồi cát Mũi Né - Bình Thuận.

Yên bình trên đầm Ô Loan, Phú Yên của tác giả Cao Kỳ Nhân. Nếu có dịp đến nơi này, du khách có thể theo thuyền của các ngư dân đi đánh bắt hải sản.

Yên bình trên đầm Ô Loan, Phú Yên của tác giả Cao Kỳ Nhân. Nếu có dịp đến nơi này, du khách có thể theo thuyền của các ngư dân đi đánh bắt hải sản.

Có thể bạn quan tâm

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Hội thảo “Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực”

Hội thảo “Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực”

(GLO)- Sáng 28-3, tại huyện Phú Thiện, UBND tỉnh Gia Lai phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội (KHXH) Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực", giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích Plei Ơi.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Theo cánh ong bay

Theo cánh ong bay

(GLO)- Giữa một ngày chớm hạ, bầy ong mật ở đâu bất chợt vần vũ trên khóm hoa xuyến chi trước sân nhà, khiến tôi xao động. Bên khóm hoa muốt trắng nhụy vàng dịu dàng có bao đôi cánh mỏng tang, rộn rã bên ngày mới.

Nhớ hội trại ngày ấy

Nhớ hội trại ngày ấy

(GLO)- Cứ mỗi dịp tháng 3, khi thấy học sinh nô nức chuẩn bị cho hội trại, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về những ngày áo trắng tung bay trên sân trường đầy nắng với bao ước mơ, hoài bão.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.