Khúc đồng dao thương nhớ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Lâu lắm rồi, tôi mới trở lại Sài Gòn. Cũng như mọi lần, khi nắng chiều đã nhạt, tôi lên sân thượng để tận hưởng những phút giây yên tĩnh tuyệt vời. Từ phía dưới đường bỗng vọng lên những tiếng cười đùa rộn ràng của đám trẻ. Những tiếng í ới gọi nhau, tiếng “xù xì” chia phe, tiếng “năm mười” của trò chơi kiếm tìm. Rồi bất chợt, bài đồng dao quen thuộc được cất lên: “Rồng rắn lên mây…”. Lòng tôi trào dâng nỗi bâng khuâng khó tả. Tiếng con trẻ vẫn lảnh lót vang lên, sao nghe như tiếng của chính mình vọng về từ một miền ký ức.
Như bao đứa trẻ lớn lên từ đồng quê những năm 80 của thế kỷ trước, tuổi thơ của chúng tôi là một buổi đi học, một buổi giúp cha mẹ việc nhà, việc đồng áng. Những buổi chiều muộn hay đêm trăng sáng, những đứa trẻ cùng xóm cách nhau vài ba tuổi lại tụ tập, cùng chơi những trò chơi dân gian đầy thích thú, nào là chơi keo, u quạ, đuổi bắt, trốn tìm... Trò chơi nào cũng đầy thích thú, nhưng thích nhất là cả đám nối đuôi nhau chơi trò rồng rắn lên mây trong rộn rã tiếng cười: “Rồng rắn lên mây/Có cây xúc xắc/Có nhà hiển minh/Hỏi thăm thầy bói/Có nhà hay không”. Còn nhớ, mỗi khi đóng vai thầy thuốc, tôi vẫn thường trả lời “Thầy thuốc vắng nhà”, “Thầy thuốc đi chợ” để các bạn đi thêm vài vòng, vừa đi vừa hát. Và, chúng tôi còn cùng nhau chơi các trò này khi đến trường, trong những giờ ra chơi. Sân trường khi ấy thật rộn ràng, tấp nập, đông vui. 
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Mỗi lần nhớ về tuổi thơ tôi lại nhớ những trò chơi nơi quê nhà. Nhớ những câu, những bài đọc ngắn mà ba má dạy cho khi chơi, nào là chồng tay lên nhau rồi vừa đếm vừa đọc “chặt cây dừa, chừa cây mận…”, tay nào trúng vào chữ cuối của “thì trốn tay này” thì được rút tay ra. Những trò chơi đơn giản mà rất vui, giúp gắn kết tình cảm người thân, hàng xóm. Không chỉ thế, những trò chơi còn có tác dụng rèn luyện thể lực, những bài thơ ngắn giúp trẻ làm quen với những câu từ vần điệu, có tác dụng rất tốt để bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ.
Trong một con hẻm Sài Gòn ríu rít tiếng chim, nghe tiếng trẻ con vui đùa cùng nhau theo cái cách ngày xưa của mình, tôi thấy vừa lạ vừa quen. Trò chơi đang diễn ra dưới kia hay trò chơi trong ký ức mà khiến lòng tôi bồi hồi đến vậy. Chiều đã muộn, các em chia tay nhau để về nhà. Con hẻm trở lại yên tĩnh lâu rồi mà tôi vẫn còn tần ngần với bao cảm xúc. Mong sao những đứa trẻ luôn được hồn nhiên vui chơi theo lứa tuổi của mình và những bài đồng dao, những trò chơi dân dã sẽ được lưu truyền mãi như cách nó đã đi qua thế hệ chúng tôi.
NGUYỄN THỊ THÚY ÁI
 

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.