Không để người có biểu hiện ho, sốt, nghi mắc Covid-19 tham gia hoạt động bầu cử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại các địa phương đang phát hiện ca nhiễm, mỗi điểm bầu cử phải bố trí một khu vực cách ly tạm thời dành cho người nghi nhiễm SARS-CoV-2.

Ngày 16-5, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có công điện gửi UBND và sở y tế các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trước và trong thời gian bầu cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu trong quá trình triển khai thực hiện bầu cử cần lưu ý một số nội dung: Bổ sung phương án, kế hoạch bầu cử cho cử tri đang làm nhiệm vụ phòng chống dịch, đang cách ly và đang điều trị bệnh.

Tại các địa phương đang phát hiện ca nhiễm, mỗi điểm bầu cử phải bố trí một khu vực cách ly tạm thời dành cho người nghi nhiễm SARS-CoV-2.

 

 


Trường hợp tổ chức bầu cử cho người đang cách ly tại nhà, khu cách ly tập trung, cách ly tại khách sạn, cách ly tại bệnh viện, khu vực đang bị phong tỏa cần thực hiện khử khuẩn bề mặt hòm phiếu trước và sau khi kết thúc việc bỏ phiếu; sau khi kết thúc bỏ phiếu, hòm phiếu phải được để ở vị trí riêng và đánh dấu hoặc dán nhãn cảnh báo nguy cơ lây nhiễm theo quy định.

Thành viên tổ bầu cử, người giám sát bầu cử, người vận chuyển hòm phiếu, người kiểm phiếu phải được trang bị, hướng dẫn mặc và cởi bỏ các phương tiện phòng hộ cá nhân; thực hiện thu gom phương tiện phòng hộ cá nhân thải bỏ sau khi sử dụng như chất thải lây nhiễm.

Đối với cử tri khi tham gia bỏ phiếu phải sử dụng bút, thước riêng (thải bỏ sau 1 lần sử dụng).

Các điểm tổ chức bầu cử phải đảm bảo thông thoáng; cử tri tham gia bầu cử đi vào và ra theo một chiều; thực hiện bầu cử theo cụm dân cư và theo thời gian; ghi chép thời gian bầu cử của cử tri để thuận lợi trong tổ chức quản lý và truy vết nếu có trường hợp nghi nhiễm hoặc nhiễm SARS-CoV-2.

Đồng thời đảm bảo giãn cách và tuân thủ 5K tại khu vực tổ chức bầu cử.

Không để những người có biểu hiện ho, sốt, nghi nhiễm hoặc nhiễm SARS-CoV-2 tham gia tổ bầu cử và hoạt động bầu cử.

 

Theo NGUYỄN QUỐC (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?