Khốn khổ vì 'bầy cào cào' ở bãi Tư Chính

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mới đầu mùa, ngư dân đã kêu trời vì phiên biển đầu mùa đúng thời điểm nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc và nhiều tàu giả dạng tàu cá cản trở, cướp lưới.
Mở biển
Chiếc tàu QNg 92884 TS mở biển và mũi tàu hướng về quần đảo Trường Sa. Thuyền trưởng Lê Tấn Tuấn quay bánh lái cho con tàu rời vùng biển Quảng Ngãi đi về phía Trường Sa với tốc độ 7 hải lý/giờ. Mở biển phiên đầu thường đánh bắt đạt sản lượng ổn định từ 10 đến 12 tấn cá.
Dọc tuyến đường đi, thỉnh thoảng anh Tuấn lại đảo mắt nhìn ra mặt biển và thoáng lo ngại vì mọi phía đều thấy xuất hiện tàu cá Trung Quốc. Tàu cá Trung Quốc chỉ nhìn sơ qua là có thể đoán biết được là họ thực sự đi đánh bắt hoặc đang làm một chuyện mờ ám - ví dụ như thả trôi hết ngày này sang ngày khác mà không chịu đánh lưới; thấy tàu ngư dân Việt Nam đánh lưới thì soi đèn để phá phách…
 
Tàu cá Trung Quốc giả dạng dồn ép tàu của ngư dân (Ảnh ngư dân cung cấp).
Cuối xã Nghĩa An có thôn Tân Thạnh, Tân Mỹ và Tân An, ngư dân nơi đây chuyên làm nghề cá chuồn khơi. Bãi Tư Chính và khắp quần đảo Trường Sa là điểm đến của đoàn tàu lưới chuồn.
Tháng 7, cả đoàn tàu mở biển. Nhưng mùa cá chuồn năm nay của bà con đã gặp trở ngại, khi họ mở biển vào thời điểm biển Đông đang nóng bỏng trước sự kiện Trung Quốc ngang nhiên đưa nhóm tàu thăm dò Hải Dương 8 vào bãi Tư Chính của Việt Nam. Ngư dân Lê Tấn Tề thốt lên “anh em họ lo lắng vì tàu dân sự của Trung Quốc quá đông, rồi họ áp tới tàu của mình không cho kéo lưới nữa”.
Truyền thông đưa tin nhóm tàu Hải Dương 8 có nhiều tàu Hải cảnh, Kiểm ngư Trung Quốc đi kèm. Nhưng ngư dân ước tính những chiếc tàu vỏ thép của của Trung Quốc giả vờ đi đánh lưới rồi trôi nổi, gây khó dễ cho ngư dân Việt Nam thì cả ngàn chiếc. Trong những ngày bãi Tư Chính nóng bỏng cũng là thời điểm 220 tàu cá bà con ngư dân làm nghề lưới chuồn như ngồi trên đống lửa.
Trên máy Icom kết nối các tàu đánh lưới chuồn ở Trường Sa toàn tiếng than thở của ngư dân “đi đâu cũng đụng ông Trung Quốc… kéo lưới tới tối chưa xong thì ông tàu Trung Quốc tới pha đèn chói mắt”.  
Giành giật
Tại quần đảo Trường Sa, ngư dân quan sát thấy tàu cá Trung Quốc giả dạng trôi khắp nơi, gần đảo Sơn Ca, Đá Lát… ngay giữa ban ngày. Tổn phí chuyến biển đầu tiên là 170 triệu, nên ngư dân vẫn phải làm đánh bắt chứ không thể vì lo ngại mà bỏ chuyến biển.
Cứ 12h trưa, mỗi chiếc tàu lại rắc 400 tấm lưới xuống biển và kéo xong lưới vào lúc 20h. Theo ngư dân, giàn lưới chuồn có thể bị đám tàu cá giả dạng của Trung Quốc xem như vật cản trên biển nên đã quần đảo nát lưới của ngư dân.
Tàu QNg 92884 TS thả lưới xong thì đó cũng là lúc các ngư dân chứng kiến cảnh tàu cá vỏ thép của Trung Quốc lượn lờ ngay trên giàn lưới. Ông Tuấn la to về việc “nó dẫm nát lưới của mình rồi còn xông tới dọa dẫm đâm chìm tàu cá”.
Đối với ngư dân đánh bắt trên biển, thông tin trên máy Icom giống như mạng facebook trong đất liền, vì tất cả tàu cá đều có sự liên kết chung trên 1-2 tần số. Ông Tuấn chia sẻ thông tin “tàu Trung Quốc dẫm, cắt ngang lưới, bật đèn suốt đêm” thì lập tức thông tin từ các tàu cá khác ào ạt chia sẻ. Khi càng khó khăn thì ngư dân càng liên kết chặt chẽ, máy Icom bật to suốt ngày đêm để phòng ngừa tàu cá nào bất ngờ bị đâm chìm thì ngư dân nghe tiếng hét cuối cùng trong Icom, từ đó xác định tọa độ đến cứu.
Tàu cá QNg 92884 TS là một trong những tàu bị Trung Quốc áp đảo và đe dọa nhiều nhất. Ông Lê Tấn Tề, cha của thuyền trưởng Tuấn than thở chuyện mình kéo lưới thì họ cũng kéo lưới của mình, cho tàu chà đi xát lại để rối tung giàn lưới, phá hoại kinh tế. Ông Tề cho biết, các ngư dân trên tàu thấy Trung Quốc quá hung hãn nên chui vào hầm máy trú ẩn, chỉ còn thuyền trưởng ôm bánh lái và đương đầu giữa biển đêm đen kịt.
 
Ông Lê Tấn Tề bị tàu Trung Quốc cuốn 92 tấm lưới chuồn trị giá gần 100 triệu đồng. Ảnh: Văn Chương.
Đến làng chài Tân Thạnh và lắng nghe vợ các ngư dân than thở “toàn bộ đội tàu lưới chuồn là vay tiền ngân hàng hết đó, nếu lỡ nó làm quá thì hết cơ hội trả nợ đúng hẹn”.
Cách đây 4 năm, nhiều ngư dân đã đồng loạt nâng cấp, đóng tàu vỏ gỗ dài 19-20m, bình quân mỗi tàu vay Ngân hàng Vietcombank Quảng Ngãi khoảng 1,4 tỷ đồng. Do đánh bắt có thu nhập khá nên ngư dân đều đặn trả nợ đúng hạn. Còn mùa biển năm 2019 thì bắt đầu gặp khó, hiện nay cả đoàn tàu lưới chuồn đang bước vào phiên biển thứ 2.  
Kêu gọi hỗ trợ
Ông Lê Tấn Tề và Lê Văn Xướng đều giao cho con trai làm thuyền trưởng. Nhưng trong những ngày vừa qua, cả 2 ông đều như người ngồi trên đống lửa, nhấp nhổm không yên. Ngư dân ở làng chài luôn dõi theo tình hình trên biển, nắm bắt tin tức về tàu thăm dò nhóm Hải Dương 8 của Trung Quốc, hỏi thăm các tàu cá trên biển về đàn tàu cào cào (tàu cá giả dạng của Trung Quốc) đang di chuyển về hướng nào. Bà con ngư dân đều cho rằng, Cảnh sát biển, Kiểm ngư Việt Nam nên xuất hiện ở vùng biển này để hỗ trợ và bảo vệ cho tàu cá của bà con ngư dân.
Khi bị tàu Trung Quốc vây ép, ngư dân mới nghĩ ra được chuyện “nếu bà con mình cũng đóng tàu vỏ thép thì không đến nỗi”. Nhưng đó cũng chỉ là câu chuyện ngoài lề.
Theo các ngư dân làm nghề lưới chuồn, có 2 nguyên nhân khiến ngư dân ngại tàu vỏ thép, thứ nhất là do quen với phương pháp đánh bắt truyền thống, thứ 2 là chứng kiến bà con ở tỉnh Bình Định được Công ty Nam Triệu, Đại Nguyên Dương đóng tàu, nhưng sau đó nhiều tàu hỏng máy, có tàu mất lái bị chìm, nên không ai dám hạ bút ký xin đóng tàu vỏ thép.
Rời làng biển Nghĩa An vào lúc ánh nắng chiều đã dịu đi và gió biển ào ạt thổi từ phía sau làng chài. Bà con ngư dân lắng nghe thông tin từ biển, tâm tư vui mừng xen lẫn lo lắng khi nghe tin nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đã tạm rút về đảo Chữ Thập. Bà con ngư dân cho biết, “khu vực Trường Sa, bãi Tư Chính đang có gió Nam giật tới cấp 8 cấp 9, nhưng bà con ngư dân vẫn bám biển, tranh thủ kiếm cá, vì nếu tàu Hải Dương 8 quay trở lại thì sẽ dắt theo cả ngàn tàu cá giả dạng quấy phá suốt ngày đêm”.

Ông Trần Văn Sinh, phụ trách thủy sản xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi cho biết, có tàu cá của bà con bị Trung Quốc làm hư hỏng và mất lưới ở quần đảo Trường Sa và địa phương đang thống kê.

Ông Huỳnh Văn Minh, cán bộ Nghiệp đoàn Nghề cá địa phương cho biết, vụ việc tàu cá QNg 92884 TS bị Trung Quốc kéo 92 tấm lưới, mỗi tấm trị giá 890 ngàn đồng, bị tàu Trung Quốc cuốn 7 phao tín hiệu điện tử, mỗi phao trị giá 5,5 triệu đồng.

Lê Văn Chương (Nông nghiệp Việt Nam)

Có thể bạn quan tâm

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.