Khởi công xây dựng cầu sông Hóa nối Hải Phòng với Thái Bình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 9/5, tại huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, UBND thành phố Hải Phòng đã tổ chức lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu sông Hóa, nối huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng với huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Quang cảnh lễ khởi công. Ảnh: TTXVN phát
Quang cảnh lễ khởi công. Ảnh: TTXVN phát



Do tính chất cấp bách của dự án, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép áp dụng cơ chế đặc thù xây dựng công trình cầu vĩnh cửu thay thế cầu phao sông Hóa.

Dự án cầu sông Hóa được xây dựng quy mô cầu vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, chiều dài cầu 254,1m, mặt cắt ngang cầu 12,0m. Cầu có tổng mức đầu tư hơn 185 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách của thành phố Hải Phòng và tỉnh Thái Bình. Theo đó, ngân sách thành phố Hải Phòng là hơn 182 tỷ đồng, ngân sách tỉnh Thái Bình là hơn 3 tỷ đồng.

Từ năm 2007 đến 2016, được sự hỗ trợ của Trung ương, thành phố Hải Phòng đã tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các tuyến Quốc lộ 10, Quốc lộ 37, đường tỉnh 354 tạo thành hệ thống giao thông kết nối vùng giữa thành phố Hải Phòng với các tỉnh Thái Bình, Nam Định. Tuy nhiên, trên tuyến Quốc lộ 37 kết nối các huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng của thành phố Hải Phòng với thị trấn Diêm Điền, các huyện Thái Thụy, Tiền Hải, tỉnh Thái Bình chỉ duy nhất có cầu phao bắc qua sông Hóa đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn khai thác.

Công trình cầu sông Hóa vào khai thác sẽ rút ngắn cự ly vận chuyển giữa thành phố Hải Phòng với khu vực ven biển tỉnh Thái Bình hơn 30 km so với trước đây, góp phần giảm áp lực giao thông qua quốc lộ 10, từng bước hoàn thiện mạng lưới kết nối giao thông vùng đồng bằng sông Hồng.


 

 Phối cảnh công trình. Ảnh: TTXVN phát
Phối cảnh công trình. Ảnh: TTXVN phát



Dự báo trong năm đầu khai thác, lưu lượng xe qua cầu từ 300 xe/ngày, đêm và sẽ tăng trên 1.000 xe/ngày, đêm. Đặc biệt, sau khi Nhà máy chế biến rau củ quả (của Lavifood) với công suất 100.000 tấn/năm tại huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng đi vào hoạt động từ năm 2020, khu vực này trở thành trung tâm chế biến nông sản của cả vùng duyên hải Bắc bộ, lưu lượng vận tải qua cầu sông Hóa sẽ tăng lên đáng kể, đem lại hiệu quả lớn về kinh tế - xã hội khu vực, thúc đẩy hợp tác và tăng cường liên kết vùng.

Công trình cầu sông Hóa dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng cuối năm 2019.

Hoàng Ngọc (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Trước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, giá vé máy bay nội địa và quốc tế đang tăng mạnh, có chặng cao gần gấp 3 lần so với ngày thường. Trong khi đó, xu hướng du lịch cá nhân hóa và kết hợp đào tạo ngắn hạn lên ngôi, hứa hẹn nhiều trải nghiệm mới lạ cho du khách.

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

(GLO)- Nhiều năm qua, người dân một số làng thuộc xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải đi trên con đường mưa lầy, nắng bụi. Mong mỏi lớn nhất của người dân là tuyến đường huyết mạch này sớm được quan tâm đầu tư để thuận lợi hơn trong đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa.