Sau sáp nhập tỉnh, người dân không phải chỉnh lý sổ đỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cục Quản lý đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã có hướng dẫn gửi các địa phương về việc chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và tổng hợp số liệu diện tích tự nhiên khi sắp xếp đơn vị hành chính.

sau-sap-nhap-tinh-nguoi-dan-khong-phai-chinh-ly-so-do-anh-nguon-chinhphuvn.jpg
Sau sáp nhập tỉnh, người dân không phải chỉnh lý sổ đỏ. Ảnh nguồn chinhphu.vn

Theo đó, người dân không bắt buộc phải chỉnh lý các giấy chứng nhận đã cấp như sổ đỏ khi sáp nhập tỉnh, thành.

Việc chỉnh lý, thay đổi thông tin của thửa đất bao gồm số tờ, số thửa, địa chỉ trên sổ đỏ đã cấp được thực hiện theo quy định tại Thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Theo đó, sổ đỏ đã cấp qua các thời kỳ sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, không bắt buộc người dân thực hiện chỉnh lý đồng loạt giấy chứng nhận đã cấp, trừ trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu hoặc thực hiện đồng thời với thủ tục hành chính về đất đai.

Đối với trường hợp trên sổ đỏ đã cấp không còn dòng trống để xác nhận thay đổi thì cấp mới sổ đỏ để thể hiện thông tin của thửa đất theo quy định tại Điều 23 của Nghị định số 101/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành sau sáp nhập cần thực hiện chuyển đổi cơ sở dữ liệu đất đai từ phần mềm khác sang một phần mềm thống nhất để cập nhật, liên thông, chia sẻ dữ liệu đất đai.

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt quản lý xe ô tô đưa đón học sinh

Siết chặt quản lý xe ô tô đưa đón học sinh

(GLO)- Đoàn liên ngành của tỉnh vừa tiến hành kiểm tra việc quản lý, sử dụng xe ô tô đưa đón học sinh tại một số trường học trên địa bàn tỉnh. Qua đó, ngành chức năng đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những thiếu sót để các cơ sở giáo dục khẩn trương khắc phục trong dịp hè.

Thời quá độ của sổ đỏ

Thời quá độ của sổ đỏ

Trải qua bốn lần xây dựng, ban hành Luật Đất đai, với thời gian 30 năm có lẻ, nhưng câu chuyện xoay quanh việc hoàn thành công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, để bước vào giai đoạn quản lý đất đai theo trật tự vẫn chưa tới đích.

Góp sức làm cầu phao qua sông Ba

Góp sức làm cầu phao qua sông Ba

(GLO)- Trong khi địa phương còn khó khăn chưa thể đầu tư xây dựng những cây cầu kiên cố bắc qua sông Ba, người dân buôn Ma Rôk (xã Chư Gu, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã chủ động góp công, góp của để làm cầu tạm, phục vụ cho nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa.