Đề xuất hơn 43.700 tỷ đồng làm 125km đường cao tốc Quy Nhơn-Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn-Pleiku góp phần tạo dư địa, động lực phát triển không gian cùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật hạ tầng xã hội đồng bộ, kết nối các trung tâm kinh tế, cảng biển.

Phối cảnh một tuyến đường bộ cao tốc. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Phối cảnh một tuyến đường bộ cao tốc. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa ký tờ trình báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn-Pleiku.

Theo đó, Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn-Pleiku được đề xuất đầu tư với tổng chiều dài khoảng 125km, đi qua địa phận 2 tỉnh Bình Định (khoảng 40km) và Gia Lai (khoảng 85km). Quy mô tuyến gồm 4 làn xe, có làn dừng khẩn cấp liên tục, bề rộng nền đường 24,75m, vận tốc thiết kế 100 km/h.

Với phương án trên, sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 43.734 tỷ đồng đề xuất sử dụng nguồn vốn ngân sách từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước năm 2024, nguồn ngân sách Trung ương và địa phương giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030.

Tổng diện tích đất chiếm dụng phục vụ triển khai dự án sơ bộ khoảng hơn 940ha gồm: gần 190ha đất trồng lúa, hơn 257ha đất lâm, nghiệp, gần 500ha các loại đất khác theo quy định của pháp luật đất đai.

Để tạo thuận lợi trong quá trình triển khai, dự án dự kiến được chia thành 2 dự án thành phần gồm: đoạn tuyến nằm trên địa phận tỉnh Bình Định (dự án thành phần 1) do Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định làm cơ quan chủ quản; đoạn tuyến nằm trên địa phận tỉnh Gia Lai (dự án thành phần 2) do Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai làm cơ quan chủ quản. Dự kiến tiến độ thực hiện chuẩn bị đầu tư dự án từ năm 2025, hoàn thành vào năm 2029.

Dự án được đầu tư sẽ hình thành trục ngang Đông-Tây kết nối vùng Tây Nguyên với Duyên hải Nam Trung Bộ, kết nối trục dọc (cao tốc Bắc-Nam phía Đông, cao tốc Bắc-Nam phía Tây, đường Hồ Chí Minh, đường Trường Sơn Đông, Quốc lộ 1, đường bộ ven biển) phát huy hiệu quả các dự án đã và đang đầu tư, đáp ứng nhu cầu vận tải.

Theo Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Chờ sửa luật Đất đai

Chờ sửa luật Đất đai

Đó là tâm trạng của người dân và doanh nghiệp khi Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ sẽ đề xuất sửa đổi Nghị quyết 18, làm cơ sở sửa luật Đất đai 2024 nhằm khắc phục bất cập về thu hồi đất, tài chính đất đai, kiểm soát giá đất.

Xe đưa đón cán bộ công chức xuống Quy Nhơn làm việc

Nhu cầu đi lại tuyến Pleiku-Quy Nhơn tăng đột biến sau khi sáp nhập tỉnh

(GLO)- Sau khi sáp nhập, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở hành chính tại phường Quy Nhơn. Nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai (cũ) đến nơi làm việc mới cũng tăng mạnh, kéo theo hoạt động vận tải hành khách tuyến Pleiku-Quy Nhơn và ngược lại cũng tăng đột biến.

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

(GLO)- Hoạt động khai thác cát trái phép tại suối Bứa (đoạn qua xóm 2, thôn Long Thành, phường Quy Nhơn Tây) tưởng chừng đã chấm dứt nay lại tiếp tục diễn ra rầm rộ bằng các loại máy móc phương tiện khiến người dân lo lắng, bất an.

null