Thủ tướng nhất trí đầu tư xây dựng Cảng Hàng không Quốc tế Gia Bình cấp 4E

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thủ tướng nhất trí điều chỉnh chủ trương đầu tư sân bay Gia Bình từ sân bay cấp 3C, chuyên dùng phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng thành Cảng Hàng không Quốc tế Gia Bình cấp 4E.

thutuong-nhattri.jpg

Chiều 10/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương liên quan về việc đầu tư xây dựng Cảng Hàng không Quốc tế Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh và tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội.

Tham dự họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Hồ Đức Phớc, Nguyễn Chí Dũng; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan; lãnh đạo Thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh.

Xây dựng sân bay Gia Bình cấp 4E, phục vụ lưỡng dụng

Theo Bộ Công an, sân bay Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh được khởi công xây dựng vào tháng 12/2024; là sân bay chuyên dùng, cấp 3C; phục vụ nhiệm vụ bay huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Không quân Công an nhân dân, dự bị cho hoạt động bay của Quân chủng Phòng không-Không quân, dự bị cho các cảng hàng không, sân bay trong khu vực khi có tình huống khẩn cấp; định hướng đảm bảo hoạt động của các chuyến bay chuyên cơ phục vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính khách quốc tế; đồng thời vận tải hàng hóa, hành khách khi có yêu cầu và đủ điều kiện.

Sau đó, Bộ Xây dựng đã điều chỉnh Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Gia Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trên cơ sở đó, Bộ Công an đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng sân bay Gia Bình chuyên dùng phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng thành Cảng hàng không quốc tế Gia Bình cấp 4E dùng chung dân dụng-an ninh, quốc phòng; với mục tiêu giảm tải cho Cảng Hàng không Nội Bài trong vận tải hàng hóa, hành khách, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Tại cuộc làm việc, sau khi các đại biểu thảo luận về sự cần thiết của việc xây dựng Cảng hàng không quốc tế Gia Bình phục vụ phát triển đất nước giai đoạn mới; nhất là hỗ trợ, dự phòng cho Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài; xem xét các khía cạnh về an ninh, an toàn hàng không; hình thức đầu tư, khai thác và các vấn đề liên quan; kết luận về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao Bộ Công an đã chủ động đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng sân bay Gia Bình.

Nhất trí điều chỉnh chủ trương đầu tư sân bay Gia Bình từ sân bay cấp 3C, chuyên dùng phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng thành Cảng Hàng không Quốc tế Gia Bình cấp 4E dùng chung dân dụng-an ninh, quốc phòng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an hoàn thiện hồ sơ báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị.

Nhấn mạnh việc đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Gia Bình là cần thiết, hỗ trợ, bổ sung cho Cảng hàng không Nội Bài; tăng cường diện mạo Thủ đô; phục vụ phát triển đất nước thời kỳ mới, nhất là phục vụ năm APEC 2027, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo cùng với đầu tư xây dựng Cảng Hàng không Quốc tế Gia Bình, các bộ, cơ quan và địa phương phải xây dựng trung tâm logictics hàng không tại đây.

Thủ tướng giao Bộ Công an xây dựng phương án, chuyển hình thức đầu tư công do Bộ làm chủ đầu tư sang đầu tư theo hình thức hợp tác công tư, nghiên cứu hình thức đầu tư tư, sử dụng công.

Bộ Công an quản lý các lĩnh vực liên quan về an ninh, quốc phòng; các nhà đầu tư quản lý, khai thác phần dân sự; giao Bộ Công an lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm để hợp tác triển khai dự án, đảm bảo lợi ích quốc gia, không tiêu cực, tham nhũng, lãng phí theo luật pháp hiện hành; nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách cần thiết để khẩn trương triển khai dự án, sớm phát huy hiệu quả.

Xây dựng tuyến đường hiện đại kết nối sân bay Gia Bình về Hà Nội

Theo thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh, tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội có chiều dài tuyến khoảng 45,6km; trong đó đoạn qua địa bàn thành phố Hà Nội là 14km, đoạn qua tỉnh Bắc Ninh khoảng 31,6km; quy mô mặt cắt ngang 120m, tương đương 10 làn xe; tổng mức đầu tư khoảng 40.300 tỷ đồng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về dự án sân bay Gia Bình. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về dự án sân bay Gia Bình. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Tổng diện tích giải phóng mặt bằng tuyến đường dự kiến khoảng 585,5ha, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp với 461ha, đất ở khoảng 10,9ha, đất công nghiệp khoảng 56,7ha và đất khác khoảng 56,9ha.

Thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận hướng tuyến, quy mô đầu tư; chấp thuận cho phép chia dự án thành 2 dự án thành phần tương ứng tuyến đường đi trên 2 địa phương; đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng xây dựng-chuyển giao (BT) và được lựa chọn, chỉ định nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt…

Về đề án này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhất trí với các đề xuất của thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh; giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo các địa phương thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, triển khai dự án.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, các địa phương khẩn trương triển khai các bước tiếp theo để thúc đẩy triển khai hai dự án, phấn đầu hoàn thành trong năm 2026 để chào đón và phục vụ năm APEC 2027.

Theo Phạm Tiếp (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bình Định: Gần 20 tỷ đồng đầu tư cải tạo Nhà khách Thanh Bình làm nhà ở công vụ

Bình Định: Gần 20 tỷ đồng đầu tư cải tạo Nhà khách Thanh Bình làm nhà ở công vụ

Tại Kỳ họp lần thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) được tổ chức mới đây, HĐND tỉnh khóa XIII đã thông qua Nghị quyết về việc giao UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án cải tạo Nhà khách Thanh Bình (tại số 06 Lý Thường Kiệt, phường Trần Phú, TP Quy Nhơn) làm nhà ở công vụ thuộc Văn phòng UBND tỉnh.

Cảnh báo “điểm đen” tai nạn giao thông trên các tuyến đường tránh

Cảnh báo “điểm đen” tai nạn giao thông trên các tuyến đường tránh

(GLO)- Do hạ tầng chưa đồng bộ và tổ chức giao thông còn bất cập nên tạo ra một số “điểm đen” trên các tuyến đường tránh tại Gia Lai, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Thực trạng này đòi hỏi cơ quan chức năng sớm triển khai các giải pháp nhằm hạn chế những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Tháo gỡ các “điểm nghẽn” về giao thông

Tháo gỡ các “điểm nghẽn” về giao thông

(GLO)- Với quan điểm giao thông đi trước mở đường để phát triển nhanh và bền vững, cùng với triển khai Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy, tỉnh từng bước tháo gỡ các “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.

Chủ động phương tiện, đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ

Chủ động phương tiện, đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ

(GLO)- Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay kéo dài 5 ngày, dự báo nhu cầu đi lại của người dân sẽ tăng cao. Vì vậy, các cơ quan chức năng và đơn vị kinh doanh vận tải hành khách chủ động triển khai các phương án, bố trí nhân sự và phương tiện nhằm phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ.