Đến 2030, sân bay Gia Bình sẽ đón 5 triệu khách/năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cảng hàng không Quốc tế Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) được quy hoạch có thể khai thác máy bay thương mại và các máy bay chuyên cơ, chuyên dùng khác. Quy hoạch đến 2030, sân bay Gia Bình sẽ đón 5 triệu khách/năm.

Bộ Xây dựng vừa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Quốc tế Gia Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, Cảng hàng không Quốc tế Gia Bình thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh được quy hoạch là sân bay dùng chung dân dụng và an ninh, quốc phòng.

san-bay-gia-binh-dd.jpg
Sân bay Gia Bình được quy hoạch công suất 5 triệu khách/năm tới năm 2030. Ảnh nguồn vov.vn

Trong thời kỳ 2021-2030, cảng được quy hoạch cấp sân bay 4E (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) có thể khai thác máy bay B777, B787, A350, A321 và các máy bay chuyên cơ, chuyên dùng khác. Sân bay có công suất 5 triệu hành khách/năm và 250.000 tấn hàng hóa/năm.

Đặc biệt, Cảng hàng không này được quy hoạch hệ thống sân đỗ máy bay trực thăng phục vụ Trung đoàn Không quân Công an nhân dân cũng như quy hoạch sân đỗ máy bay khu hàng không dân dụng phục vụ chuyên cơ và máy bay hàng không dân dụng đáp ứng khoảng 21 vị trí đỗ.

Sân bay Gia Bình được quy hoạch các hạng mục như Đài Kiểm soát không lưu và trung tâm điều hành bay tại vị trí phía Đông Bắc nhà ga hành khách, diện tích khoảng 1,33 ha.

Ngoài ra, quy hoạch gồm nhà ga phục vụ chuyên cơ-Nhà ga VIP tại phía Nam khu sân đỗ máy bay chuyên cơ, có diện tích khu đất khoảng 3,2 ha.

Nhà ga hành khách được quy hoạch nhà ga khai thác hàng không dân dụng kết hợp khai thác hàng không chung phía Tây Nam nhà ga VIP với công suất khoảng 5 triệu hành khách/năm trong giai đoạn 2021-2030.

Riêng Nhà ga hàng hóa được quy hoạch phía Tây Nam nhà ga hành khách, đáp ứng công suất khoảng 250.000 tấn hàng hóa/năm.

Cảng hàng không quốc tế Gia Bình được quy hoạch tầm nhìn đến năm 2050 đáp ứng công suất khoảng 15 triệu hành khách/năm và 1 triệu tấn hàng hóa/năm.

Giai đoạn này, Cảng hàng không quốc tế Gia Bình cũng được quy hoạch mở rộng sân đỗ tàu bay khu hàng không dân dụng đáp ứng khoảng 53 vị trí đỗ. Nhà ga hành khách đáp ứng công suất khoảng 15 triệu hành khách/năm. Nhà ga hàng hóa được mở rộng đáp ứng công suất khoảng một triệu tấn/năm, dự trữ đất phát triển khi có nhu cầu.

may-bay-noi-dia.jpg
Cảng Hàng không nội địa ở nước ta. Ảnh nguồn vneconomy.vn

Bên cạnh đó, khu tập kết trang-thiết bị phục vụ mặt đất được quy hoạch bổ sung tại khu vực phía Tây sân đỗ tàu bay hàng hóa, diện tích khu đất khoảng 3,6 ha.

Về nhu cầu sử dụng đất cho thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Cảng hàng không quốc tế Gia Bình khoảng 408,5 ha là đất an ninh. Trong đó, đất quy hoạch các công trình thuộc khu bay khoảng 292,2 ha; đất quy hoạch các công trình hàng không dân dụng khoảng 84,9 ha và đất quy hoạch các công trình khu doanh trại khoảng 31,4 ha.

Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh có trách nhiệm rà soát, cập nhật các nội dung quy hoạch nêu trên vào quy hoạch của địa phương và các quy hoạch có liên quan; có phương án về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để đảm bảo quỹ đất sẵn sàng đáp ứng khi có nhu cầu phát triển mở rộng theo quy hoạch.

Địa phương cũng có trách nhiệm hoàn thiện quy hoạch và đầu tư tuyến đường giao thông kết nối cảng hàng không với Thủ đô Hà Nội để bảo đảm khả năng khai thác, kết nối của Cảng hàng không Quốc tế Gia Bình.

Có thể bạn quan tâm

Phường Tây Sơn ra quân lập lại trật tự đô thị khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết

Phường Tây Sơn ra quân lập lại trật tự đô thị khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Từ ngày 8-4, UBND phường Tây Sơn (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã chỉ đạo lực lượng chức năng gồm đại diện UBND phường, công chức địa chính-xây dựng, Công an phường và Tổ trật tự đô thị tổ chức ra quân xử lý vi phạm trật tự đô thị tại khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết.

Người dân xã Chư Gu lưu thông qua cầu tạm. Ảnh: L.N

Người dân xã Chư Gu mong ước cây cầu bắc qua sông Ba

(GLO)- Để rút ngắn thời gian di chuyển đến khu sản xuất, người dân xã Chư Gu (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã tự làm cầu tạm bắc qua sông Ba. Vì vậy, việc có một cây cầu được đầu tư kiên cố để đi lại thuận tiện, an toàn hơn là mong mỏi của hàng ngàn hộ dân nơi đây suốt nhiều năm qua.