Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Nghiên cứu, đề xuất nguồn vốn đầu tư cao tốc Nha Trang-Đà Lạt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất nguồn vốn đầu tư cao tốc Nha Trang-Đà Lạt trong giai đoạn 2026-2030.

Ngày 11-5, UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 4063/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc đầu tư dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Nha Trang (Khánh Hòa) - Đà Lạt (Lâm Đồng) theo hình thức đối tác công-tư (PPP).

cao-toc.jpg
Đường cao tốc Đà Lạt - Nha Trang được kỳ vọng kết nối liền lạc 2 vùng du lịch lớn của cả nước. Ảnh minh họa/Nguồn VGP

Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Khánh Hòa và UBND tỉnh Lâm Đồng nghiên cứu, đề xuất nguồn vốn ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 để triển khai Dự án, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

Bộ Xây dựng phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa triển khai dự án trên theo đúng chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ. Cụ thể, đầu tư dự án bằng hợp đồng BOT để thu hút nguồn lực của xã hội, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Chính quyền tỉnh Lâm Đồng, Khánh Hoà và Bộ Xây dựng có văn bản chính thức báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định giao một địa phương làm chủ đầu tư dự án.

Hiện nay, Quốc lộ 27C là tuyến đường duy nhất nối thành phố Nha Trang với thành phố Đà Lạt. Trên tuyến có đèo Khánh Lê dài khoảng 30km có địa hình quanh co hiểm trở, không thuận tiện cho các phương tiện vận chuyển trọng tải lớn.

2deo-khanh-le.jpg
Đèo Khánh Lê nối TP Nha Trang và TP Đà Lạt có nhiều đoạn cua tay áo, trong khi khổ đường nhỏ, hay sạt lở đất, đá vào mùa mưa khiến phương tiện lưu thông qua đèo tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Ảnh nguồn LĐ online

Quốc lộ 27C lại thường xuyên xảy ra sạt lở vào mùa mưa bão và các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Với quy mô đường cấp IV-III, Quốc lộ 27C có khả năng thông hành tối đa 10.000PCU (quy đổi ra khoảng 4.200 xe loại 5 chỗ/ngày đêm). Trong khi nhu cầu vận tải ngày càng cao, dự báo đến năm 2030 lưu lượng xe quy đổi khoảng 9.800 - 10.900PCU, dẫn đến tuyến đường sẽ mãn tải trước năm 2030.

Với nhu cầu vận tải hàng hóa bằng phương tiện trọng tải lớn từ Tây Nguyên đến các cảng biển duyên hải Nam Trung Bộ ngày càng cao, nhu cầu kết nối 2 trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước là thành phố Đà Lạt và thành phố Nha Trang bằng một tuyến đường chất lượng cao và an toàn ngày càng lớn thì việc đầu tư đường bộ cao tốc nối 2 thành phố là cần thiết và cấp bách.

Vì vậy, UBND tỉnh Khánh Hoà và Lâm Đồng đề xuất đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Nha Trang - Đà Lạt dài gần 81 km trước năm 2030, để ưu tiên kết nối Nha Trang và Đà Lạt, khắc phục những tồn tại của Quốc lộ 27C.

Dự án đi qua tỉnh Khánh Hòa dài khoảng 44 km nằm ở phía Nam và cách Quốc lộ 27C hiện tại khoảng 1-7 km. Đoạn đi qua tỉnh Lâm Đồng dài khoảng 36,8 km nằm phía Nam và cách Quốc lộ 27C hiện tại khoảng 1-4 km.

Có thể bạn quan tâm

Bình Định: Gần 20 tỷ đồng đầu tư cải tạo Nhà khách Thanh Bình làm nhà ở công vụ

Bình Định: Gần 20 tỷ đồng đầu tư cải tạo Nhà khách Thanh Bình làm nhà ở công vụ

Tại Kỳ họp lần thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) được tổ chức mới đây, HĐND tỉnh khóa XIII đã thông qua Nghị quyết về việc giao UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án cải tạo Nhà khách Thanh Bình (tại số 06 Lý Thường Kiệt, phường Trần Phú, TP Quy Nhơn) làm nhà ở công vụ thuộc Văn phòng UBND tỉnh.

Cảnh báo “điểm đen” tai nạn giao thông trên các tuyến đường tránh

Cảnh báo “điểm đen” tai nạn giao thông trên các tuyến đường tránh

(GLO)- Do hạ tầng chưa đồng bộ và tổ chức giao thông còn bất cập nên tạo ra một số “điểm đen” trên các tuyến đường tránh tại Gia Lai, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Thực trạng này đòi hỏi cơ quan chức năng sớm triển khai các giải pháp nhằm hạn chế những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Tháo gỡ các “điểm nghẽn” về giao thông

Tháo gỡ các “điểm nghẽn” về giao thông

(GLO)- Với quan điểm giao thông đi trước mở đường để phát triển nhanh và bền vững, cùng với triển khai Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy, tỉnh từng bước tháo gỡ các “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.