Nha Trang đi Đà Lạt bằng đường cao tốc sẽ chỉ còn 1 giờ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Khánh Hòa và nhà đầu tư đề xuất sớm được triển khai dự án đường cao tốc Nha Trang - Đà Lạt trước năm 2030.

Ngày 4-9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác gồm đại diện nhiều bộ, ngành trung ương đã có buổi làm việc với tỉnh Lâm Đồng liên quan 3 dự án đường cao tốc: Nha Trang - Đà Lạt, Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương.

Quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Thái Học, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Trần Hòa Nam... cùng đại diện liên danh các nhà đầu tư - gồm Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả và Tập đoàn Sơn Hải - đã tham dự buổi làm việc.

Ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, báo cáo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về những vướng mắc tại 2 dự án đường cao tốc: Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương trong sáng 4-9.

Ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, báo cáo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về những vướng mắc tại 2 dự án đường cao tốc: Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương trong sáng 4-9.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết Thủ tướng Phạm Minh Chính trong dịp làm việc với tỉnh Lâm Đồng mới đây đã phân công Phó Thủ tướng và một số bộ, ngành xem xét giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong việc kết nối giữa các vùng Bắc Trung Bộ - Tây Nguyên. Đó là dự án đường bộ cao tốc huyết mạch Nha Trang - Đà Lạt; các tuyến cao tốc kết nối phía Đông là Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương.

"Trong một buổi làm việc có lẽ chưa thể làm được gì mang tính chất giải quyết trọn vẹn nhưng chúng ta quyết tâm trao đổi, bàn bạc, thống nhất theo hướng trách nhiệm" - Phó Thủ tướng phát biểu.

Đoàn công tác của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa cùng các nhà đầu tư dự án cao tốc.

Đoàn công tác của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa cùng các nhà đầu tư dự án cao tốc.

Báo cáo về dự án đường cao tốc Nha Trang - Đà Lạt, ông Trần Hòa Nam, Phó UBND tỉnh Khánh Hòa, cho biết tổng mức đầu tư sơ bộ dự án 25.058 tỉ đồng, gồm vốn nhà nước khoảng 17.540 tỉ đồng (70%), vốn nhà đầu tư huy động 7.517 tỉ đồng (30%). Trong đó, chi phí thiết bị - xây dựng 18.889 tỉ đồng, giải phóng mặt bằng 1.171 tỉ đồng, chi phí dự án 3.060 tỉ đồng, còn lại là chi phí khác.

Đường cao tốc Nha Trang - Đà Lạt dài khoảng 99 km, điểm đầu tại xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa và điểm cuối là chân đèo Prenn, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Dự án này sẽ kết nối hai thành phố Nha Trang với Đà Lạt, khắc phục những tồn tại của Quốc lộ 27C, đáp ứng nhu cầu vận tải, phát triển kinh tế - xã hội.

Dự án có diện tích đất chiếm dụng 627 ha, trong đó có 409 ha rừng. Khi áp dụng các giải pháp kỹ thuật có thể giảm được 125 ha rừng bị ảnh hưởng.

Dự án có diện tích đất chiếm dụng 627 ha, trong đó có 409 ha rừng. Khi áp dụng các giải pháp kỹ thuật có thể giảm được 125 ha rừng bị ảnh hưởng.

Thay mặt 2 địa phương, ông Trần Hòa Nam đề xuất cho phép triển khai đầu tư xây dựng dự án trước năm 2030; chấp thuận phương án nhà nước hỗ trợ 70% vốn ngân sách tham gia dự án để trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư; giao UBND tỉnh Khánh Hòa làm cơ quan có thẩm quyền để kêu gọi đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) thực hiện dự án đầu tư, xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Nha Trang - Đà Lạt.

Ông Nguyễn Viết Hải, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải - nhà đầu tư đề xuất dự án, cho biết hiện nay, Nha Trang đi Đà Lạt chỉ có 1 con đường là Quốc lộ 27C, thời gian di chuyển 3-4 giờ, địa hình quanh co, thường xuyên sạt lở. Với tốc độ xe 100 km/giờ, nếu dự án được đầu tư triển khai thì thời gian di chuyển chỉ còn khoảng 1 giờ.

Theo ông Hải, với mức đầu tư như đề xuất - hơn 25.000 tỉ đồng, thời gian thu hồi vốn là hơn 27 năm. Tuy nhiên, địa hình dự kiến rất phức tạp, hiểm trở, với độ chênh rất cao giữa điểm đầu - điểm cuối (hơn 1.500 m) nên suất đầu tư cao. Do vậy, đề xuất dự án được hưởng cơ chế đặc thù để triển khai tiếp các thủ tục.

Ông Nguyễn Viết Hải, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải.

Ông Nguyễn Viết Hải, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý giai đoạn chuẩn bị đầu tư, Tập đoàn Sơn Hải, 2 địa phương và Bộ GTVT phải có sự đồng hành vì nhiều vấn đề kỹ thuật, công nghệ phức tạp. Trong đó, Bộ GTVT chủ động, quan tâm, huy động chuyên gia tham gia cùng nhà đầu tư, đặc biệt là về hướng tuyến của dự án.

Về mặt kỹ thuật, đây là vấn đề phức tạp, phải tính toán rất cụ thể. Nếu theo hướng tuyến này, địa hình chênh lệch cao như thế thì giải pháp như thế nào? "Về vấn đề kỹ thuật thì tôi nghĩ cần tính toán thêm, nếu đảm bảo an toàn thì sẽ xác định hướng tuyến và việc cân đối các quy định hiện hành về đầu tư" - Phó thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý các đơn vị liên quan về dự án đường cao tốc Nha Trang - Đà Lạt.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý các đơn vị liên quan về dự án đường cao tốc Nha Trang - Đà Lạt.

Về vốn, Phó thủ tướng gợi ý 2 địa phương dự kiến giao tỉnh Khánh Hòa làm chủ đầu tư nhưng ngân sách đang khó khăn. "Có thể xem ngân sách vượt thu hoặc các khoản đầu tư khác. Thay vì đầu tư cho nhiều công trình thì tập trung vào một công trình" - Phó Thủ tướng gợi ý.

Đối với nhà đầu tư là Tập đoàn Sơn Hải, với địa hình chênh lệch cao như vậy thì phải tính toán kỹ hơn, vì nếu dự án tính toán làm trong 2 năm nhưng kéo dài đến 5 năm thì hiệu quả đầu tư không cao.

Trong buổi sáng, đoàn công tác của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã đến huyện Đức Trọng khảo sát tiến độ triển khai cũng như những khó khăn, vướng mắc của 2 dự án đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương.

Theo Trường Nguyên (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.