Chốt tiến độ tuyến đường sắt 8 tỉ USD Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có tổng chiều dài hơn 403 km, đi qua 9 tỉnh, thành phố, với tổng mức đầu tư hơn 8 tỉ USD, dự kiến khởi công tháng 12.2025.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 127 triển khai chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Theo đó, các chính sách đặc thù, đặc biệt của dự án đã được Quốc hội cho phép áp dụng tương tự như dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dài hơn 403 km, đi qua 9 tỉnh, thành phố (ảnh minh họa)
Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dài hơn 403 km, đi qua 9 tỉnh, thành phố (ảnh minh họa)

Bộ Xây dựng là cơ quan chủ quản, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan, tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt và tổ chức triển khai, đáp ứng tiến độ yêu cầu.

Chính phủ giao UBND các địa phương chủ trì tổ chức thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Các tỉnh, thành phố chủ động ứng trước vốn ngân sách địa phương để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho dự án.

Về tiến độ thực hiện, Chính phủ yêu cầu hoàn thành thủ tục phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật, lựa chọn nhà thầu tư vấn để thực hiện công tác khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thực hiện các công việc liên quan trong tháng 5.

Thực hiện các thủ tục chỉ định thầu liên danh tư vấn khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật tổng thể trong tháng 5. Khảo sát, lập, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật tổng thể (bao gồm dự toán) từ tháng 6 và hoàn thành một số gói thầu trong tháng 9.

Phối hợp với các cơ quan liên quan của Trung Quốc để đàm phán, ký kết Hiệp định xây dựng cầu chung tại biên giới hai nước trong tháng 7. Hoàn thành công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thực hiện các công việc liên quan trong tháng 7.

Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi trong tháng 8.

Tổ chức lựa chọn nhà thầu giai đoạn thực hiện dự án theo hình thức chỉ định thầu, ký kết hợp đồng và đảm bảo các điều kiện để khởi công xây dựng trong tháng 12.2025.

Chính phủ yêu cầu triển khai thi công xây dựng, mua sắm, lắp đặt thiết bị, phấn đấu hoàn thành dự án chậm nhất vào năm 2030.

Bộ Xây dựng rà soát, đăng ký nhu cầu vốn; Bộ Tài chính chủ trì tham mưu Chính phủ cân đối bố trí đủ nguồn vốn để thực hiện.

Bên cạnh đó, Chính phủ yêu cầu các địa phương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành rà soát, điều chỉnh quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết vùng phụ cận ga đường sắt... để triển khai dự án khai thác quỹ đất theo mô hình TOD.

Bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương để triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phát triển vùng lân cận và tổ chức đấu giá quỹ đất vùng phụ cận ga đường sắt.

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng được đề xuất đầu tư với tổng chiều dài hơn 403 km, đi qua 9 tỉnh, thành phố, gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng.

Điểm đầu tại vị trí kết nối ray qua biên giới giữa ga Lào Cai mới và ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc), thuộc địa phận TP.Lào Cai. Điểm cuối tại khu bến Lạch Huyện, thuộc địa phận Hải Phòng. Theo tính toán sơ bộ, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 194.929 tỉ đồng (tương đương khoảng hơn 8 tỉ USD).

Theo Mai Hà (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chờ sửa luật Đất đai

Chờ sửa luật Đất đai

Đó là tâm trạng của người dân và doanh nghiệp khi Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ sẽ đề xuất sửa đổi Nghị quyết 18, làm cơ sở sửa luật Đất đai 2024 nhằm khắc phục bất cập về thu hồi đất, tài chính đất đai, kiểm soát giá đất.

Xe đưa đón cán bộ công chức xuống Quy Nhơn làm việc

Nhu cầu đi lại tuyến Pleiku-Quy Nhơn tăng đột biến sau khi sáp nhập tỉnh

(GLO)- Sau khi sáp nhập, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở hành chính tại phường Quy Nhơn. Nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai (cũ) đến nơi làm việc mới cũng tăng mạnh, kéo theo hoạt động vận tải hành khách tuyến Pleiku-Quy Nhơn và ngược lại cũng tăng đột biến.

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

(GLO)- Hoạt động khai thác cát trái phép tại suối Bứa (đoạn qua xóm 2, thôn Long Thành, phường Quy Nhơn Tây) tưởng chừng đã chấm dứt nay lại tiếp tục diễn ra rầm rộ bằng các loại máy móc phương tiện khiến người dân lo lắng, bất an.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

null