Sẽ ký hiệp định vay vốn Trung Quốc làm đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính làm việc với phía Trung Quốc để đàm phán hiệp định khung để ký hiệp định vay trong tháng 11 ngay sau khi phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt.

Với dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước trong tháng 4 để tiến hành thẩm định cùng với quá trình lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đáp ứng tiến độ khởi công vào tháng 12.

Sơ đồ hướng tuyến dự kiến của dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. ẢNH: BỘ XÂY DỰNG
Sơ đồ hướng tuyến dự kiến của dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. ẢNH: BỘ XÂY DỰNG

Thủ tướng đồng ý với kiến nghị Bộ Xây dựng khởi công gói thầu xây dựng hạ tầng ga Lào Cai mới và khởi công các khu tái định cư của dự án trong năm 2025.

Đồng thời, giao Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính trên cơ sở Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án, làm việc với phía Trung Quốc để đàm phán Hiệp định khung về các nội dung liên quan trong tháng 5. Ký kết Hiệp định vay trong tháng 11 ngay sau khi phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.

Trước đó, trong tờ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đề xuất nguồn vốn hơn 8 tỉ USD cho dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng gồm ngân sách nhà nước; nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài (vay Chính phủ Trung Quốc) và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Ngoài ra, thông báo kết luận của Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Xây dựng chuẩn bị hồ sơ để sớm triển khai đồng bộ các tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái.

Với dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Bộ Xây dựng trình Chính phủ bổ sung cơ chế về chỉ định thầu cho dự án trong tháng 4. Chính phủ sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội vào tháng 5. Đồng thời, Bộ Xây dựng tập trung hoàn thiện các thủ tục để phấn đấu khởi công dự án vào cuối năm 2026.

Thủ tướng yêu cầu UBND TP.Hà Nội và UBND TP.HCM rà soát lại kế hoạch triển khai các tuyến đường sắt đô thị, xác định rõ phương án huy động nguồn vốn cho từng dự án. Đồng thời, 2 thành phố phải có trách nhiệm phát triển công nghiệp đường sắt quốc gia...

Về phát triển công nghiệp đường sắt và đào tạo nhân lực, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương chủ trì, phối hợp xây dựng Đề án phát triển công nghiệp đường sắt, trình Chính phủ ban hành; hoàn thành trong tháng 6.

Đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ đồng ý về nguyên tắc kiến nghị của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về việc tăng vốn điều lệ. Tổng công ty này cũng được giao lập hồ sơ dự án Tổ hợp công nghiệp đường sắt phục vụ các dự án đường sắt theo trình tự, thủ tục, quy định để trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

Theo Mai Hà (TNO)

Có thể bạn quan tâm

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.

Chủ động phương tiện, đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ

Chủ động phương tiện, đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ

(GLO)- Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay kéo dài 5 ngày, dự báo nhu cầu đi lại của người dân sẽ tăng cao. Vì vậy, các cơ quan chức năng và đơn vị kinh doanh vận tải hành khách chủ động triển khai các phương án, bố trí nhân sự và phương tiện nhằm phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ.

Mệnh lệnh vì sự phát triển

Mệnh lệnh vì sự phát triển

8 lần tới công trường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau thị sát, kiểm tra, động viên và trong lần cuối tuần vừa rồi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra thời hạn về đích cụ thể cho tuyến cao tốc này là ngày 19.12 tới.