Tác động của dự án đường sắt kết nối Việt Nam - Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việt Nam đã có quy định đơn giản hóa quy trình thủ tục đầu tư theo hướng thuận lợi hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh lâu dài.

Chiều 13-2, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, phóng viên nêu câu hỏi về các dự án đường sắt kết nối Việt Nam với Trung Quốc và tác động của các dự án này với quan hệ hai nước.

Thúc đẩy phát triển không chỉ 2 nước mà còn khu vực

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết việc đầu tư, xây dựng các tuyến đường sắt là góp phần thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại và là 1 trong 3 đột phá chiến lược theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; tăng cường kết nối các nền kinh tế, trong đó có kết nối hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, kết nối logistics, đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập của đất nước, phù hợp với xu thế phát triển trong thời đại mới.

Theo Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao, các tuyến đường sắt kết nối Việt Nam và Trung Quốc sau khi hoàn thành sẽ góp phần làm thuận lợi hơn nữa cho hoạt động giao lưu, đi lại của người dân, thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư, du lịch không chỉ giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc mà còn trong khu vực.

Sắp xếp bộ máy nhà nước không ảnh hưởng môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam

Trả lời câu hỏi về quá trình sắp xếp bộ máy nhà nước hiện nay của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ: Việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước là hoạt động thường xuyên của các quốc gia, phù hợp bối cảnh chức năng nhiệm vụ của thời kỳ mới. Chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước theo hướng năng lực hiệu quả được đề ra từ năm 2017, được chuẩn bị kỹ và triển khai với lộ trình phù hợp.

Bà Phạm Thu Hằng khẳng định: "Quá trình sắp xếp cơ cấu lại bộ máy nhà nước không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam. Đồng thời Việt Nam cũng đã có quy định về đơn giản hóa quy trình thủ tục đầu tư theo hướng thuận lợi hơn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư kinh doanh lâu dài tại Việt Nam".

Theo Dương Ngọc (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Xe đưa đón cán bộ công chức xuống Quy Nhơn làm việc

Nhu cầu đi lại tuyến Pleiku-Quy Nhơn tăng đột biến sau khi sáp nhập tỉnh

(GLO)- Sau khi sáp nhập, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở hành chính tại phường Quy Nhơn. Nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai (cũ) đến nơi làm việc mới cũng tăng mạnh, kéo theo hoạt động vận tải hành khách tuyến Pleiku-Quy Nhơn và ngược lại cũng tăng đột biến.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

null