Phải hoàn thành đường nối Ninh Thuận - Lâm Đồng trước khi sáp nhập tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng yêu cầu H.Đức Trọng sớm giải phóng mặt bằng 0,4 km còn lại để đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dự án đường nối từ Tân Sơn (Ninh Thuận) đến Tà Năng (Lâm Đồng), trước khi sáp nhập tỉnh.

Ông Nguyễn Ngọc Phúc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chủ trì cuộc họp với các địa phương, cùng các ban ngành vào chiều 13.5, để tìm cách tháo gỡ khó khăn, giải phóng mặt bằng 0,4 km nhằm đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dự án đường nối từ Tân Sơn (Ninh Thuận) đến Tà Năng (Lâm Đồng), trước khi sáp nhập tỉnh.

Gấp rút thi công đoạn từ xã Ma Nới, H.Ninh Sơn (Ninh Thuận) đến xã Tà Năng, H.Đức Trọng (Lâm Đồng) để kịp hoàn thành trước khi sáp nhập tỉnh. ẢNH: L.V
Gấp rút thi công đoạn từ xã Ma Nới, H.Ninh Sơn (Ninh Thuận) đến xã Tà Năng, H.Đức Trọng (Lâm Đồng) để kịp hoàn thành trước khi sáp nhập tỉnh. ẢNH: L.V

Theo đó, cuộc họp có sự tham gia của lãnh đạo Ban Quản lý dự án 5 (Cục Đường bộ Việt Nam), Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất Ninh Thuận, cùng UBND H.Đức Trọng, các xã Đạ Quyn và Tà Năng.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất Ninh Thuận, cho biết dự án đường nối từ TT.Tân Sơn, H.Ninh Sơn (Ninh Thuận) đến ngã tư xã Tà Năng, H.Đức Trọng (Lâm Đồng) có tổng chiều dài là 63,32 km, với tổng vốn đầu tư 1.490 tỉ đồng.

Đoạn thành phần 1, từ TT.Tân Sơn đến xã Ma Nới (Ninh Thuận) đã hoàn thành đưa vào sử dụng vào tháng 12.2023. Riêng đoạn thành phần 2, từ xã Ma Nới đến ngã tư Tà Năng, H.Đức Trọng (Lâm Đồng) dài 41,03 km, trong đó có 17,1 km trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang tiếp tục triển khai.

Đoạn thành phần 1, từ TT.Tân Sơn đến xã Ma Nới hoàn thành đưa vào sử dụng từ tháng 12.2023. ẢNH: CTV
Đoạn thành phần 1, từ TT.Tân Sơn đến xã Ma Nới hoàn thành đưa vào sử dụng từ tháng 12.2023. ẢNH: CTV

Trong dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5 vừa qua, đơn vị thi công là Công ty CP đầu tư xây dựng - thương mại dịch vụ Trường Thịnh Phát, huy động hơn 100 công nhân cùng các phương tiện máy móc làm xuyên lễ nhằm bảo đảm tiến độ để kịp thông xe kỹ thuật trước ngày 30.9.2025.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất Ninh Thuận cho biết thêm, đối với các đoạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, công tác giải phóng mặt bằng đã hoàn thành và bàn giao cho đơn vị thi công. Tổng giá trị khối lượng thực hiện đạt khoảng 65% tổng giá trị hợp đồng. Các đơn vị thi công đang tập trung máy móc, thiết bị, nhân lực để đẩy nhanh thi công nhằm đảm bảo tiến độ đề ra.

Đơn vị thi công đoạn từ xã Ma Nới tới ngã tư Tà Năng làm việc xuyên lễ nhằm thông xe kỹ thuật trước khi sáp nhập tỉnh. ẢNH: L.V
Đơn vị thi công đoạn từ xã Ma Nới tới ngã tư Tà Năng làm việc xuyên lễ nhằm thông xe kỹ thuật trước khi sáp nhập tỉnh. ẢNH: L.V

Theo báo cáo, với 17,1 km trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, hiện vẫn còn 0,4 km vướng mắc giải phóng mặt bằng, trong đó có 0,2 km đất của 3 hộ dân trên địa bàn xã Đạ Quyn (Đức Trọng) chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng; 0,2 km đất lộ giới.

Do đó, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất Ninh Thuận đề nghị tỉnh Lâm Đồng sớm chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc, bàn giao mặt bằng để có thể đẩy nhanh tiến độ, bàn giao tuyến đường trước khi thực hiện sáp nhập tỉnh.

Ông Nguyễn Ngọc Phúc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chủ trì cuộc họp tìm cách tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ dự án đường Tân Sơn - Tà Năng. ẢNH: L.V
Ông Nguyễn Ngọc Phúc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chủ trì cuộc họp tìm cách tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ dự án đường Tân Sơn - Tà Năng. ẢNH: L.V

Ông Nguyễn Ngọc Phúc yêu cầu UBND xã Đạ Quyn, xã Tà Năng và UBND H.Đức Trọng đề xuất giải pháp tháo gỡ, nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án đường Tân Sơn - Tà Năng.

Theo Lâm Viên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Trung ương bàn giao cho tỉnh quản lý Quốc lộ 14, đoạn qua địa bàn TP. Buôn Ma Thuột

Tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Trung ương bàn giao cho tỉnh quản lý Quốc lộ 14, đoạn qua địa bàn TP. Buôn Ma Thuột

Tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ Xây dựng mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Công Thái kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét, bàn giao cho tỉnh Đắk Lắk quản lý tuyến đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) đoạn qua địa bàn TP. Buôn Ma Thuột.

Toàn cảnh giao thông kết nối của tỉnh Lâm Đồng sau sáp nhập

E-magazine Toàn cảnh giao thông kết nối của tỉnh Lâm Đồng sau sáp nhập

Khi sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng mới sẽ có không gian phát triển với nhiều tiềm năng. Để có thể phát huy tối đa những lợi thế thì hạ tầng giao thông đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, hạ tầng giao thông vẫn còn nhiều hạn chế cần được đầu tư để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Nghề trồng nấm ở Krông Ana

Nghề trồng nấm ở Krông Ana

Toàn huyện Krông Ana có khoảng 200 hộ trồng nấm thường xuyên, một số hộ dân, hợp tác xã đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng mô hình trồng nấm. Nghề sản xuất nấm đã và đang đem lại thu nhập ổn định cho lao động tại địa phương, nhiều gia đình “sống khỏe” với nghề.

'Hè vui, hè khỏe, hè an toàn' cho trẻ em Đắk Nông

'Hè vui, hè khỏe, hè an toàn' cho trẻ em Đắk Nông

Tháng hành động vì trẻ em năm 2025 đang được tỉnh Đắk Nông triển khai. Hướng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em, tỉnh ưu tiên nguồn lực, huy động sự chung tay, mỗi người một hành động để xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ em trên địa bàn.

Hợp tác Đắk Lắk – Sê Kông: Động lực mới thúc đẩy phát triển toàn diện

Hợp tác Đắk Lắk – Sê Kông: Động lực mới thúc đẩy phát triển toàn diện

Trên nền tảng tình hữu nghị truyền thống và tiềm năng rộng mở, Đắk Lắk và Sê Kông (Lào) đã và đang đẩy mạnh hợp tác toàn diện, từ giáo dục, văn hóa đến kinh tế, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của cả hai địa phương và củng cố mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào.

null