Khói bếp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ở cái thời nhiên liệu dùng để nấu nướng được tận dụng từ phụ phẩm nông nghiệp, gom nhặt cành khô lá rụng trong vườn, tìm lấy nơi gò hoang đồng bãi thì hình ảnh thân thuộc của gian bếp là khói, nghi ngút, ngoằn ngoèo tia sợi đến lặng im ghi dấu thời gian “đời khói” có muội khói ám đầy vật dụng, cả gian bếp và khu vực gần bếp.
Ở cái thời mà bếp núc mặc định là việc của phụ nữ là chính thì bếp-khói-mẹ là hình ảnh thân thuộc nhất với những ai được sinh ra và lớn lên ở nông thôn, không kể vùng miền. Tuy nhiên, trong hình ảnh thân thuộc ấy có những nét riêng, bởi lẽ vì đó là mẹ mình!
Bếp-khói-mẹ trong ký ức của tôi gắn liền với sớm tinh mơ, như nỗi ám ảnh, niềm day dứt nghẹn lời khi nhắc đến, đỏ mắt khi nghĩ về, cả lúc bất chợt gặp lại hình ảnh bếp-khói-người phụ nữ trong bối cảnh không thuộc về mình.
Mẹ thức dậy rất sớm mỗi ngày từ khi chị gái đầu bước vào trung học đệ nhất cấp (tức THCS bây giờ). Thập niên 70 của thế kỷ XX, không riêng gì huyện đồng bằng miền Trung quê tôi, quy mô trường lớp thưa thớt lắm. Để vượt cung đường đất chừng 6 km bụi lầm vào mùa khô, trơn lầy vào mùa mưa, còn qua sông trên chiếc đò ngang bến Trường Thi phải mất nhiều thời gian. Đánh thức con đúng giờ để không mất giấc, lo cho con bữa ăn sáng chắc bụng kịp đến trường, mẹ phải thức cầm canh theo tiếng gà gáy. Mà tiếng gà gáy phải đâu như chuông đồng hồ báo thức. Vì lý do nào đấy chúng gáy sớm hay muộn là chuyện của… gà. Ngày trong năm, đêm ngắn hay dài là chuyện của thời tiết. Có những đêm đứa em nhỏ yếu người khóc quấy. Có hôm mẹ mỏi người… Con lớn trường xa, con nhỏ trường gần. Con lớn học xa nhà, đi làm; con nhỏ vào trường huyện. Đàn con tám đứa cứ luân phiên. Không có hôm nào mẹ ngủ quên, thành nếp!
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Chái nhà ngang dành lấy góc đầu hồi làm gian bếp, có kệ bếp cao là không gian gần gũi của mẹ. Sớm mùa đông trời mịt tối, rỉ rích mưa, lay phay gió cuộn mình trong chăn ấm, mẹ giục mãi mới mở được mắt cay sè vì thiếu ngủ bởi thức khuya bài vở, bởi tuổi nhỏ ham ngủ đã có bữa sáng, khi thì cơm mới nấu, lúc cơm rang, cơm hấp hay bánh tráng nhúng cuộn với bánh tráng nướng, thức ăn có dưa cà mắm muối. Sớm mọi ngày trong năm, cả những ngày hè, củi đuốc rạ rơm gian bếp hẹp lùng bùng khói, nghi ngút khói, âm ỉ khói, bóng mẹ chập chờn, dáng mẹ tất bật tỏ mờ trong ánh ngày chưa rạng. Mẹ lại mắc bệnh cận thị không nhẹ, cả đời chưa mang kính bao giờ, phần vì không có thời gian chăm sóc bản thân, còn lẽ đàn bà chân lấm tay bùn ai đời lại mang kính trắng tựa hồ trí thức. Về già được nhàn thân, nhìn gần, nhìn sát đã quen nên mẹ cũng không dùng kính. Thị lực hạn chế, công việc chạy đua theo thời gian ngắn ngủi mỗi sáng, mẹ hiện ra cùng ắp đầy lo toan, lầm lũi, chịu đựng và hy sinh. Quãng thời gian gia đình thiếu đói, các con không được bỏ học. Nhưng lấy gì để bỏ vào miệng, để đến trường? Mẹ ngược xuôi vay mượn, sáng kiến đủ nghề để duy trì bữa sáng có nồi cơm độn. Bữa sáng có chiếc bánh tráng mì nướng lửa rơm có lúc ám nồng mùi khói. Bữa sáng là những chiếc bánh bột mì hấp nóng hổi chấm nước mắm nhỉ, mắm cá cơm dằn bụng. Mỗi sáng trong ánh ngày chưa rạng, mùa đông mịt tối, mẹ tựa cửa nhìn theo dáng con vội vã.
Ngày mừng thượng thọ mẹ, “nhà phim” kết cấu chương trình có nội dung kể lại kỷ niệm sâu sắc nhất về mẹ. “Những sớm tinh mơ-gian bếp đầy khói-mẹ”, tôi chỉ nói được có vậy đã bật khóc thành tiếng. Các anh chị em tôi có người cũng không giữ được đôi môi cắn chặt, mặc cho nước mắt chảy vòng, thổn thức.
Gần đến tuổi 90, mẹ nhớ quên lẫn lộn. Có lúc nghe ngoài trời đổ mưa, lên tiếng gọi giục con mang củi vào bếp kẻo ướt, sáng ra không có cái để nấu. Có lúc, mẹ ngồi gọi tên con từng đứa dậy để ăn sáng, còn kịp đi học!
Ngôi nhà xưa-những sớm tinh mơ-gian bếp đầy khói-mẹ là câu chuyện nhà mình, làm sao dám quên! Và, trong câu chuyện riêng hẳn có phần của bạn, tôi tin.
NGUYỄN ĐÌNH PHÊ

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.