Khó tin: Cụ kị của cây cacao có tuổi đời 5.300 năm vẫn đang tồn tại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các nhà sinh học phát hiện giống cây thuỷ tổ cacao có niên đại 5.300 năm về trước.

 

Hẻm Maranon của Peru, nơi sống sót của những cây Nacional thuần chủng cuối cùng. Chúng được xem là nguồn nguyên liệu chế tạo chocolate cổ nhất hành tinh.

Cây Nacional của Peru và Ecuador là giống cacao thuần chủng có hạt màu trắng, dậy mùi thơm giống như hương hoa và không hề có vị đắng.


 

 Cây Nacional thuần chủng cực hiếm trên Trái Đất.
Cây Nacional thuần chủng cực hiếm trên Trái Đất.



Vào thế kỷ 20, Nacional thuần chủng chết sạch. Chỉ những loài đã được lai ghép với các giống khác là sống sót. Khổ nỗi, Nacional lai ghép lại đánh mất hương vị quyến rũ của Nacional thuần chủng.

Tìm kiếm và chờ đợi mãi cũng chẳng thấy sự hồi phục nào từ Nacional, thế giới chocolate đành lòng chấp nhận đã đánh mất loại chocolate thơm ngon nhất.

Năm 2007, nhà cung cấp hạt cacao Dan Pearson (Mỹ) cùng con trai là Brian Horsle quyết định khám phá hẻm núi Maranon, Peru, vùng rừng rậm rạp giáp với Ecuador. Vô tình, họ phát hiện một thân cây treo đầy quả nom thật giống với trái cacao.


 

Hạt cacao Nacional thuần chủng có màu trắng.
Hạt cacao Nacional thuần chủng có màu trắng.



Pearson bèn hái vài quả, đóng gói gửi đến Bộ Nông nghiệp Mỹ. Chẳng bao lâu sau, ông nhận được kết quả phân tích gene xác nhận, đó chính là Nacional thuần chủng đã biến mất khỏi hành tinh.

Hẻm Maranon bị núi cao tứ phía vây bọc. Nhờ lọt thỏm trong vòng bảo vệ tự nhiên này, nó vô tình tránh được nạn dịch Bắc Mỹ.

Tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, các cây Nacional ở đây phát triển một kiểu đột biến lạ. Đó là có cả 2 màu hạt trong cùng một quả, tím và trắng.


 

 Theo nghiên cứu khảo cổ, người Châu Mỹ bắt đầu trồng cây cacao lấy hạt từ 3.000 năm về trước.
Theo nghiên cứu khảo cổ, người Châu Mỹ bắt đầu trồng cây cacao lấy hạt từ 3.000 năm về trước.


Hiện tại, trong Maranon có khoảng 400 người trồng và thu hoạch Nacional. Cha con Pearson thu mua tại chỗ, trả giá cao gấp đôi hạt cacao bình thường.

Tuy nhiên, từ khoảng 2.000 năm trước, người Maya đã biết tận dụng quả Nacional làm thức uống béo bùi, bổ dưỡng.

Vào khoảng năm 250 TCN, người Maya xem chocolate là thức uống cao sang, dùng để dâng thần linh và những cá nhân có địa vị trong xã hội.

Suốt thời gian Đế chế Aztec thống trị vùng Trung Bộ châu Mỹ (thế kỷ 14-16), họ cũng say mê hạt cacao Nacional. Cư dân Atez trung đại rất nhiệt tình trong việc thu hoạch quả Nacional, bổ lấy hạt phơi khô, rang chín, giã thành bột. Họ thích nó đến nỗi nâng lên làm thức uống tế thần. Ngay cả dân tộc Inca cũng không thoát khỏi mê lực của chocolate Nacional.

Thế kỷ 16, người phương Tây mới biết đến ca cao Nam Mỹ. Những nhân vật đầu tiên được thưởng thức nó là các nhà truyền giáo.

Đế quốc Tây Ban Nha nhanh tay nhất, chớp cơ hội cướp bóc hạt Nacional "khuân" về nước.

Trên khắp Tây Ban Nha và các lãnh thổ thuộc địa của đất nước này đã lấy cái cớ chỉ phụ nữ mới biết làm chocolate và có khả năng là phù thủy, họ dồn ép những người này tuân theo tôn giáo khác. Càng là phụ nữ bản địa Châu Mỹ, Châu Phi, hỗn huyết thì càng có nguy cơ bị xử phạt nặng.

Nỗi ám ảnh này có thể là một phần của hệ quả phân biệt chủng tộc. Dần dà, họ đổ lỗi tất cả yếu điểm, bệnh trạng của mình đều đến từ tách cacao. Họ e ngại phụ nữ thuộc địa có hiểu biết y học, độc dược và cho rằng cacao là thuốc độc.

Qua thời gian, chocolate cũng bước ra khỏi lời nguyền, trở thành biểu tượng đại diện cho tình yêu, tiếp tục đón nhận sự yêu thích trên toàn thế giới.

 

http://danviet.vn/ngon-sach-la/kho-tin-cu-ki-cua-cay-cacao-co-tuoi-doi-5300-nam-van-dang-ton-tai-1078075.html

Theo PV (Người đưa tin)
Dẫn nguồn danviet.vn

Có thể bạn quan tâm

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

(GLO)- Với sự đồng hành của chính quyền địa phương, những năm gần đây, ngành mía đường Gia Lai có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân cộng đồng trách nhiệm xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững.