Khó thở là triệu chứng đáng lo ngại nhất của bệnh Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang tiếp tục hoành hành tại nhiều nước trên thế giới, nhiều người vẫn đang phải chống chọi với những triệu chứng rõ ràng của căn bệnh này.

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân Covid19 tại bệnh viện ở Bucharest, Romania. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân Covid19 tại bệnh viện ở Bucharest, Romania. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong loạt dấu hiệu này, khó thở bị xem là triệu chứng nguy hiểm nhất trong suốt 2 năm dịch bệnh vừa qua.
Sean Marchese, một y tá làm việc tại Trung tâm Mesothelioma (Mỹ), cho biết khó thở chính là một trong những dấu hiệu đáng quan ngại nhất của Covid-19 do ảnh hưởng đến mọi hoạt động hằng ngày, kể cả lúc nghỉ ngơi. Đây cũng là dấu hiệu phổ biến cùng với các triệu chứng như ho và sốt. Dấu hiệu này cho thấy cơ thể không nhận đủ oxy. Lượng oxy thấp sẽ ảnh hưởng đến não, tim và các cơ quan quan trọng khác trong cơ thể.
Một trong những thách thức lớn nhất mà đội ngũ y tế gặp phải trong đại dịch Covid-19 đó là bệnh nhân có thể yếu đi nhanh chóng khi không đủ oxy.
Virus SARS-CoV-2 đã "âm thầm" làm giảm lượng oxy bão hòa trong cơ thể bệnh nhân và sau một thời gian tổn thương, họ sẽ rất khó có thể phục hồi hoàn toàn.
Phổi là cơ quan bị ảnh hưởng nặng nhất bởi Covid-19 với những biến chứng như viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển và nhiễm khuẩn. Covid-19 có thể gây tổn thương lâu dài cho phổi, biểu hiện qua triệu chứng khó thở.
Các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, có thể gây viêm phế quản.
Panagis Galiatsatos, chuyên gia về bệnh phổi tại Trung tâm Y tế Johns Hopkins Bayview cho biết, mức độ nghiêm trọng của tổn thương phổi do Covid-19 phụ thuộc vào mức độ lây nhiễm và những nhân tố khác như bệnh nền.
Chuyên gia này lưu ý rằng, việc mắc bệnh nhẹ ít khả năng dẫn tới sẹo ở mô phổi.
Bước đầu tiên để điều trị triệu chứng là nhận thức được dấu hiệu xuất hiện. Khi bệnh nhân cảm thấy không hít đủ không khí từ việc hít thở bình thường, hoặc gặp khó khăn trong việc thở mạnh, nhiều khả năng họ đang bị khó thở.
Triệu chứng này còn bao gồm việc cảm thấy tức ngực khi hít vào hoặc thở ra, khiến họ muốn hít mạnh hơn do cảm thấy thiếu không khí.
Chuyên gia khuyến nghị bệnh nhân nên tới cơ sở y tế ngay lập tức khi cảm thấy khó thở trong lúc làm việc hay nghỉ ngơi.
Trong khi đó, bác sĩ trị liệu của Johns Hopkins, Peiting Lien cho biết, các bài tập hít thở sâu có thể giúp phục hồi chức năng phổi và hỗ trợ bệnh nhân trong giai đoạn phục hồi sau khi mắc Covid-19.
Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.