Leeuwarden được nhiều người nhận xét là “mớ hỗn độn nổi bật, kỳ lạ và tuyệt vời”.
Trước khi có tên Leeuwarden, thủ phủ của tỉnh Friesland (Hà Lan) đã phải 225 lần thay đổi tên gọi khác nhau trong suốt cả nghìn năm qua.
Nhiều người nghĩ Leeu có nghĩa là sư tử, và cái tên Leeuwarden nghĩa là “thành phố sư tử”, nhưng trên thực tế, tên gọi hiện tại xuất phát từ “Leeu”, có nghĩa là không có gió và “warden” - những ngọn đồi nhỏ - là vùng đất yên bình.
Friesland là một tỉnh song ngữ, người dân có thể nói cả tiếng Frisia và Hà Lan. Ngoài ra, nơi đây còn có sự đa dạng vùng miền, khi có tới 128 quốc tịch khác nhau tụ hội, thúc đẩy sự đa dạng ngôn ngữ.
Leeuwarden tuy giống nhiều địa điểm khác của Hà Lan về những ngôi nhà có mái, con kênh uốn khúc và làn đường dành cho xe đạp trải đầy dây thường xuân, tuy vậy, cuộc sống ở Leeuwarden lại chậm hơn.
Leeuwarden được nhiều người nhận xét là “mớ hỗn độn nổi bật, kỳ lạ và tuyệt vời”. Nơi đây có quảng trường lịch sử Oldehoofsterkerkhof.
Đến với Leeuwarden, địa điểm không thể bỏ qua là tháp nghiêng De Oldehove - nơi từng là nhà thờ lớn nhất Hà Lan, có độ nghiêng hơn cả tháp nghiêng Pisa, được xây từ thế kỷ 16.
Tòa thị chính - nơi người Hà Lan lần đầu tiên nghe nói về truyền thuyết về Grutte Pier - một tên cướp biển khổng lồ với sức mạnh siêu phàm hay câu chuyện về nhà điêu khắc nổi tiếng Hà Lan M. C. Escher (sinh ra tại Leeuwarden năm 1898).
Cầu Slauerhoffbrug với thiết kế độc đáo có thể vận hành một cách thông minh, nhanh chóng nâng lên, hạ xuống từ một cột tháp hoàn toàn tự động.
Leeuwarden hứa hẹn nhiều lễ hội, nhiều hoạt động văn hóa để quảng bá văn hóa vùng đất phía Bắc này nói riêng cũng như toàn Hà Lan nói chung.
Việc được chọn là Thủ đô Văn hóa châu Âu là chất xúc tác cho sự phát triển văn hóa và biến đổi của thành phố, là cơ hội để tạo ra lợi nhuận về kinh tế, văn hóa, xã hội đồng thời giúp nâng cao và quảng bá hình ảnh thành phố trên bình diện quốc tế.
CTV Hương Giang/VOV