Khai mạc Hội chợ Du lịch Tây Bắc-Điện Biên năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tham gia hội chợ Du lịch Tây Bắc-Điện Biên năm 2024 có 60 gian hàng được trưng bày các sản phẩm du lịch độc đáo, quà tặng, quà lưu niệm, sản phẩm thủ công truyền thống, sản phẩm OCOP.

Đại biểu tham gia cắt băng khai mạc hội chợ. (Ảnh: Phan Quân/TTXVN)
Đại biểu tham gia cắt băng khai mạc hội chợ. (Ảnh: Phan Quân/TTXVN)

Tối 14/11, tại Quảng Trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên chủ trì, phối hợp với các tỉnh Tây Bắc mở rộng tổ chức khai mạc Hội chợ Du lịch Tây Bắc-Điện Biên năm 2024, với chủ đề “Vinh quang Điện Biên-Trải nghiệm bất tận.”

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên Phạm Đức Toàn cho biết, nằm trong khuôn khổ Chương trình hợp tác phát triển du lịch các tỉnh Tây Bắc mở rộng gồm Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang và Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2025, được ký kết vào tháng 10/2020, trong đó có hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực du lịch, Hội chợ Du lịch Tây Bắc-Điện Biên 2024 là một trong những nội dung quan trọng được các tỉnh xác định trong chương trình hợp tác.

Đồng thời, chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động của Năm Du lịch quốc gia Điện Biên năm 2024, là dịp để các tỉnh vùng Tây Bắc nói riêng và các tỉnh, thành phố trong cả nước nói chung giới thiệu những giá trị văn hóa, sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn mới lạ.

Từ đó, tăng cường hơn nữa sự giao lưu, trao đổi, mở rộng liên kết, xúc tiến đầu tư phát triển du lịch giữa các địa phương doanh nghiệp để từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của mỗi tỉnh.

Tham gia hội chợ Du lịch Tây Bắc-Điện Biên năm 2024 có 60 gian hàng được trưng bày các sản phẩm du lịch độc đáo, quà tặng, quà lưu niệm, sản phẩm thủ công truyền thống, sản phẩm OCOP. Du khách được thưởng thức văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú hấp dẫn... đến từ các tỉnh thành phố trong cả nước.

Hội chợ diễn ra từ 14-17/11, mang lại những trải nghiệm hữu ích cho đông đảo nhân dân, du khách.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Huyền thoại thác Drai Măk

Huyền thoại thác Drai Măk

Bắt nguồn từ dòng suối Êa Măk hiền hòa thuộc địa phận buôn Thái, xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk), thác Drai Măk theo tiếng của người Êđê có nghĩa là “thác nước mang tên chàng Măk”.

Du lịch “hành xác”

Du lịch “hành xác”

(GLO)- Đời sống phát triển, ngày càng có nhiều người yêu thích tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá vùng đất mới. Dù vậy, kiểu du lịch “hành xác” với mục tiêu chụp được những bức ảnh đẹp nhất, chạy đua với thời gian để đến được nhiều nơi nhất lại đang khiến nhiều người cạn kiệt năng lượng.

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

(GLO)- Tuy mới đi vào hoạt động song mô hình dịch vụ câu tôm, cua tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) thu hút rất đông người dân và các “cần thủ”. Không chỉ mang tính chất giải trí, người câu còn được thu “chiến lợi phẩm” để thưởng thức. 

Ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai. Ảnh: N.Đ.M

Độc đáo ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai

(GLO)- Nằm dưới chân núi Ơi Phí, buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được biết đến là ngôi làng của đồng bào dân tộc Chăm H’roi có nguồn gốc từ Phú Yên. Nơi đây hiện hữu những chân ruộng bậc thang độc đáo.