Israel: Tiêm mũi 3 làm giảm nguy cơ nhiễm Covid-19 hơn 10 lần so với tiêm 2 mũi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiến dịch tiêm mũi vắc xin thứ 3 cho toàn dân của Israel dường như đã có tác dụng.

Tiêm mũi thứ 3 làm giảm nguy cơ nhiễm Covid-19 gấp 10 lần so với tiêm 2 mũi. Ảnh: Shutterstock
Tiêm mũi thứ 3 làm giảm nguy cơ nhiễm Covid-19 gấp 10 lần so với tiêm 2 mũi. Ảnh: Shutterstock
Liều thứ 3 của vắc xin Pfizer làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm Covid-19
Theo hai nghiên cứu mới, liều thứ 3 của vắc xin Pfizer làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm Covid-19.
Một báo cáo của Bộ Y tế Israel, được công bố ngày 27.8, cho thấy liều thứ 3 làm giảm tỷ lệ nhiễm Covid-19 đến hơn 10 lần sau 2 tuần, theo Science.
Và trong một bài báo được đăng ngày 31.8, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ một cơ quan bảo hiểm y tế, để tính ra rằng liều thứ 3 làm giảm khoảng một nửa nguy cơ nhiễm Covid-19 bắt đầu từ một tuần sau khi tiêm và tiếp tục giảm sau tuần thứ 2.
Số trường hợp nhiễm Covid-19 và số ca nhập viện của Israel tiếp tục tăng khi biến thể Delta lan rộng. Cả nước đã ghi nhận 10.947 trường hợp nhiễm mới vào ngày 30.8, nhiều hơn bất kỳ ngày nào khác kể từ khi bắt đầu đại dịch.
Nhưng số trường hợp nhiễm Covid-19 ở người lớn tuổi bắt đầu chậm lại trong những tuần sau ngày 31.7, khi những người từ 60 tuổi trở lên được tiêm liều thứ 3 vắc xin Pfizer, đây là dấu hiệu cho thấy mũi thứ 3 đang bắt đầu có hiệu lực, theo Science.
Vào ngày 29.8, Israel thông báo sẽ mở rộng chương trình tiêm mũi thứ 3 cho tất cả mọi người từ 12 tuổi trở lên - đã tiêm liều thứ 2 được ít nhất 5 tháng. Hơn 2,1 triệu người đã được tiêm liều thứ 3, chính phủ Israel cho biết hôm 31.8.
Phát hiện này một lần nữa là bằng chứng chứng tỏ các loại vắc xin hiện tại vẫn có hiệu lực chống lại biến thể Delta.
Nhưng bác sĩ David Dowdy, phó giáo sư chuyên ngành Dịch tễ học và truyền nhiễm tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ), cảnh báo rằng, vì các nghiên cứu chỉ mới theo dõi trong thời gian ngắn sau khi tiêm mũi thứ 3 nên vẫn chưa rõ sự gia tăng khả năng bảo vệ này sẽ kéo dài trong bao lâu.
Các nhà nghiên cứu từ Bộ Y tế Israel và một số trường đại học đã phân tích thông tin về tiêm mũi thứ 3 của hơn 1,1 triệu người Israel trên 60 tuổi, trong cơ sở dữ liệu của Bộ Y tế về Covid-19 trong khoảng thời gian từ ngày 30.7 đến ngày 22.8.
Kết quả đã phát hiện ra rằng, 12 ngày sau khi tiêm liều thứ 3, nguy cơ nhiễm Covid-19 đã giảm hơn 10 lần, theo Science.
Hiệu quả chống lại bệnh nặng thậm chí còn lớn hơn, giảm đến 15 lần nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng.
Số trường hợp nhiễm Covid-19 ở người lớn tuổi bắt đầu chậm lại khi những người từ 60 tuổi trở lên được tiêm liều thứ 3 vắc xin Pfizer. Ảnh: Shutterstock
Số trường hợp nhiễm Covid-19 ở người lớn tuổi bắt đầu chậm lại khi những người từ 60 tuổi trở lên được tiêm liều thứ 3 vắc xin Pfizer. Ảnh: Shutterstock
Nhưng các tác giả cảnh báo rằng, nghiên cứu chỉ bao gồm lượng nhỏ bệnh nhân mắc bệnh nghiêm trọng và mới theo dõi trong khung thời gian ngắn nên kết quả chưa được chắc chắn lắm.
Chưa đủ bằng chứng để quyết định có nên tiêm rộng rãi hay không
Một nghiên cứu khác được thực hiện tại cơ quan Bảo hiểm Y tế Maccabi (MHS), bảo hiểm y tế lớn thứ 2 của Israel, thực hiện.
Cơ quan bảo hiểm này đã hợp tác với các nhà nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Yale (Mỹ) để xem liệu có thể phát hiện ra hiệu lực sớm từ việc tiêm mũi thứ 3 ở 2,5 triệu người tham gia bảo hiểm - chiếm hơn 1/4 dân số Israel, hay không.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích kết quả của 182.076 xét nghiệm PCR được thực hiện trên 153.753 người trên 40 tuổi tham gia bảo hiểm trong 3 tuần đầu tiên của tháng 8, so sánh những người có kết quả âm tính với những người dương tính.
Kết quả cho thấy, từ 7 đến 13 ngày sau khi tiêm mũi thứ 3, nguy cơ nhiễm Covid-19 giảm 48% so với người chỉ được tiêm 2 liều.
Đặc biệt, từ 14 đến 21 ngày sau khi tiêm mũi thứ 3, nguy cơ nhiễm Covid-19 giảm đến 70%, theo Science.
Nghiên cứu này không xem xét các trường hợp bệnh nặng mà chỉ xem xét các ca nhiễm mới.
Bác sĩ Dowdy nói rằng kết quả này là tin rất vui, nhưng chưa đủ bằng chứng để quyết định có nên tiêm rộng rãi hay không.
Ông nói: Vấn đề đặt ra không phải là “Liệu mũi tiêm thứ 3 có làm tăng khả năng miễn dịch lâu dài trong nhiều tháng hay không?” Và nếu có thì khi nào cần tiêm thêm mũi thứ 3? Những vấn đề quan trọng này vẫn chưa giải quyết được.
Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Xét nghiệm biến thể Xec của Covid (Nguồn: Quatidiano.net)

Châu Á: Làn sóng COVID-19 mới lan rộng - Cảnh giác nhưng không hoảng loạn

(GLO)- Những số liệu mới đây cho thấy, số ca mắc mới Covid-19 tại một số quốc gia Châu Á có dấu hiệu gia tăng trở lại. Tuy nhiên, thay vì chủ quan hay hoảng loạn, giới chức y tế nhiều quốc gia đã đồng loạt triển khai các biện pháp ứng phó nhằm phòng ngừa khả năng bùng phát dịch trên diện rộng.

Vụ triệt phá 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả: Bộ Y tế vào cuộc

Vụ triệt phá 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả: Bộ Y tế vào cuộc

Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường dược phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm sau khi Công an TP Hà Nội triệt phá một đường dây sản xuất và buôn bán hơn 100 tấn hàng giả là thực phẩm chức năng.

Khám sàng lọc miễn phí cho trẻ em và người khuyết tật hệ vận động TP. Pleiku

Khám sàng lọc miễn phí cho trẻ em và người khuyết tật hệ vận động TP. Pleiku

(GLO)- Sáng 14-5, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh, Dòng Nữ Tỳ thánh thể Pleiku phối hợp với Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) tổ chức khám sàng lọc cho trẻ em và người khuyết tật hệ vận động tại TP. Pleiku.

Những thói quen giúp trẻ lâu

Những thói quen giúp trẻ lâu

(GLO)- Nhiều nghiên cứu đã phát hiện thói quen sống tốt giống như “chất bảo quản” giúp duy trì sự trẻ trung. Dưới đây là một số thói quen đơn giản bạn có thể thực hiện hàng ngày để có thể trẻ lâu và khỏe mạnh.

Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai: Nối thành công bàn chân đứt lìa cho bệnh nhân

Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai: Nối thành công bàn chân đứt lìa cho bệnh nhân

(GLO)- Sáng 9-5, tin từ Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai, đơn vị vừa tiếp nhận cấp cứu và phẫu thuật thành công nối lại bàn chân đứt lìa cho bệnh nhân bị tai nạn giao thông nghiêm trọng. Hiện bệnh nhân qua cơn nguy kịch, mạch máu ở bàn chân được nối đã tái thông, ấm hồng.

“Cánh tay nối dài” của ngành Y tế

“Cánh tay nối dài” của ngành Y tế

(GLO)- Gia Lai có khoảng 2.000 nhân viên y tế thôn bản. Đây là “cánh tay nối dài” hỗ trợ ngành Y tế triển khai các hoạt động truyền thông, góp phần nâng cao nhận thức người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng-chống dịch bệnh.