Ia Pa: "Đòn bẩy" thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ Quỹ Hỗ trợ nông dân, nhiều mô hình kinh tế tập thể ra đời, hỗ trợ bà con nông dân huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) vươn lên thoát nghèo bền vững và làm giàu chính đáng.


Từ năm 2019 đến nay, Hội Nông dân huyện Ia Pa đã huy động hơn 1,8 tỷ đồng vào Quỹ Hỗ trợ nông dân. Từ nguồn quỹ này, Hội Nông dân các cấp cho hội viên vay để phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi. Các mô hình kinh tế được ưu tiên phát triển gồm: trồng mì cao sản, nuôi bò sinh sản và vỗ béo, trồng nấm, nuôi hươu lấy nhung, nuôi dê… Cùng với đó, các tổ hội nghề nghiệp lần lượt ra đời nhằm tập hợp hội viên cùng sản xuất một sản phẩm để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm và liên kết tiêu thụ.

Đầu năm 2021, Hội Nông dân huyện đã giải ngân 570 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh cho 16 hộ phát triển mô hình nuôi bò sinh sản tại xã Ia Ma Rơn. Tham gia mô hình, mỗi hộ được vay 20-40 triệu đồng trong vòng 3 năm với lãi suất 0,7%/tháng. Từ đây, Tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi bò sinh sản xã Ia Ma Rơn hình thành nhằm giúp các hội viên chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau thoát nghèo.

Nhờ nguồn vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh, chị Rchâm Cúc (buôn Ma Rin 1, xã Ia Ma Rơn, huyện Ia Pa) đầu tư phát triển chăn nuôi. Ảnh: Vũ Chi
Nhờ nguồn vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh, chị Rchâm Cúc (buôn Ma Rin 1, xã Ia Ma Rơn, huyện Ia Pa) đầu tư phát triển chăn nuôi. Ảnh: Vũ Chi

Chị Rchâm Cúc (buôn Ma Rin 1, xã Ia Ma Rơn) cho biết: Trước đây, chị nuôi 2 con bò. Năm 2020 vì con bị bệnh, chị phải bán hết bò để trang trải chi phí chữa trị. Không còn kế sinh nhai nên đời sống gia đình gặp nhiều khó khăn. Đầu năm 2021, được vay 20 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh, chị mua 2 con bò sinh sản để tạo sinh kế.

Ông Nguyễn Văn Đỡ-Tổ trưởng Tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi bò sinh sản xã Ia Ma Rơn-chia sẻ: “Chúng tôi quyết định thành lập tổ hội nuôi bò để hội viên có điều kiện chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau. Hiện tại, mỗi hội viên nuôi 3-4 con bò, riêng gia đình tôi nuôi 10 con bò lai. Chúng tôi rất mừng vì được Hội Nông dân các cấp quan tâm, hỗ trợ nguồn vốn để có động lực phát triển kinh tế. Hy vọng đàn bò sinh sản nhanh giúp các thành viên tổ hội phát triển kinh tế, trả lãi và gốc đúng kỳ hạn”.

Tương tự, từ nguồn vốn 570 triệu đồng của Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện, Hội đã phân bổ đều cho các xã. Trong đó, 200 triệu đồng dành để triển khai mô hình nuôi bò sinh sản và vỗ béo; 100 triệu đồng hỗ trợ Tổ hội nghề nghiệp trồng mì cao sản buôn Tơ Khế (xã Ia Tul). Hội Nông dân huyện đang rà soát số hội viên có nhu cầu vay vốn tại 3 xã: Ia Broăi, Ia Tul, Ia Kdăm để giải ngân 270 triệu đồng còn lại.

Anh Ksor Trim (buôn Tơ Khế, xã Ia Tul) có 3 ha mì cao sản. Tháng 4-2020, được vay 10 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện, anh đầu tư mua thêm cây giống và phân bón. “Năm nay, nhờ mì được giá, tôi thu về 30 triệu đồng/ha”-anh Ksor Trim cho biết.

Song song với nguồn quỹ do cấp trên phân bổ, Hội Nông dân huyện Ia Pa đẩy mạnh huy động nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp xã bằng cách giao chỉ tiêu cụ thể cho từng đơn vị, tích cực tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho hội viên. Trong năm 2020, Hội đã vận động được 271 triệu đồng giúp 18 hội viên phát triển mô hình nuôi dê, heo, trồng nấm và nuôi hươu.

 Anh Nguyễn Hoàng Nam (thôn Đoàn Kết, xã Ia Ma Rơn) phát triển mô hình nuôi huơu lấy nhung. Ảnh: Vũ Chi
Anh Nguyễn Hoàng Nam (thôn Đoàn Kết, xã Ia Ma Rơn) phát triển mô hình nuôi hươu lấy nhung. Ảnh: Vũ Chi

Trang trại nuôi hươu lấy nhung của anh Nguyễn Hoàng Nam (thôn Đoàn Kết, xã Ia Ma Rơn) có 21 con, trong đó 8 con hươu đực đang thời kỳ cho nhung. Đầu năm 2020, anh được vay 30 triệu đồng từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp xã đầu tư sửa chuồng trại, phòng ngừa dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Hàng tháng, anh cung cấp ra thị trường 3-4 lạng nhung hươu với giá 3 triệu đồng/lạng. Sau khi trừ chi phí, anh lãi trên 100 triệu đồng/năm.

Trao đổi với P.V, ông Ksor Nhan-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ia Pa-cho biết: Những năm qua, Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đã trở thành “đòn bẩy” giúp bà con nông dân có vốn để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

VŨ CHI

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.