Ia Grai phát triển du lịch sinh thái gắn với tìm hiểu lịch sử, văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) luôn chú trọng phát triển du lịch theo hướng khai thác du lịch sinh thái gắn với tìm hiểu lịch sử, văn hóa địa phương.

Thực hiện các chương trình trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2020-2025), Huyện ủy Ia Grai đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 03-NQ/HU ngày 16-4-2021 về phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

1-lang-noi-se-san-anh-phan-nguyen.jpg
Làng chài trên sông Sê San (huyện Ia Grai). Ảnh: Phan Nguyên

Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đảng xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết. Ủy ban nhân dân huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo, đồng thời ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU.

Theo đó, để phát triển du lịch, huyện chú trọng công tác kêu gọi đầu tư; phối hợp giới thiệu thông tin cho các doanh nghiệp hoạt động du lịch; đăng ký một số dự án đề nghị UBND tỉnh đưa vào danh mục dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh.

Ngoài ra, huyện còn phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch xây dựng “Cơ sở dữ liệu, cổng thông tin điện tử và ứng dụng du lịch thông minh; kết nối cơ sở dữ liệu chuyên ngành du lịch”, tham gia hoạt động kích cầu du lịch để quảng bá hình ảnh địa phương đến với người dân cả nước.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 2 di tích lịch sử cấp tỉnh đã được công nhận là Chiến thắng Chư Nghé (xã Ia Krái) và di tích “Bến đò A Sanh” (xã Ia Khai).

Bên cạnh đó, huyện cũng có nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp có tiềm năng để phát triển du lịch như: thác Mơ (xã Ia Khai), thác Chín tầng (xã Ia Bă), thác Lệ Kim (xã Ia Tô). Các vùng sinh thái lớn khai thác du lịch rất tốt như làng chài hồ Thủy điện Sê San 4 (xã Ia O)...

Bà Ksor H’Nga-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện-cho biết: Để phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, huyện đã duy trì tổ chức một số hoạt động văn hóa truyền thống như: lễ cúng rừng, lễ cúng giọt nước, cúng nhà rông, lễ cầu mưa...

Đồng thời, huyện phối hợp với các sở, ngành và đơn vị liên quan tổ chức khảo sát, đánh giá, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển du lịch.

Ngoài ra, huyện đang triển khai lập hồ sơ đề xuất tỉnh công nhận Di tích điểm máy bay Mỹ bị thiếu niên Puih Glớ và du kích xã Ia Hrung bắn rơi là di tích lịch sử cấp tỉnh để phục vụ du khách tham quan và học tập.

Tiếp tục đầu tư và kêu gọi đầu tư vào 2 khu di tích lịch sử cấp tỉnh đã được công nhận để đưa vào phục vụ khách tham quan. Tạo điều kiện cho một số nhà đầu tư đến địa bàn để khảo sát và xin chủ trương đầu tư các điểm, khu du lịch tại xã Ia Khai, Ia O, Ia Hrung.

Bên cạnh đó, hàng năm, UBND huyện duy trì tổ chức Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô, chương trình chạy đồng hành “Vì bình yên biên giới” và liên hoan văn hóa cồng chiêng cấp huyện để thu hút khách đến tham quan du lịch.

Từ năm 2021 đến năm 2023, huyện đón khoảng 35.000 lượt khách tham quan. Hầu hết là khách du lịch nội địa đến khám phá hồ Sê San 4, thác Mơ, đồi thông Ia Dêr, thác Chín tầng và tham gia các lễ hội truyền thống, liên hoan văn hóa cồng chiêng, hội đua thuyền độc mộc...

2nhat.jpg
Nhà rông văn hóa tại làng Mít Jép (xã Ia O, huyện Ia Grai). Ảnh: Thanh Nhật

Liên quan đến vấn đề phát triển du lịch nông nghiệp, ông Phan Đình Thắm-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-chia sẻ: Phòng phối hợp cùng các cơ quan chuyên môn hướng dẫn các xã thực hiện Chương trình OCOP gắn với phát triển du lịch và đăng ký thương hiệu sản phẩm cây ăn quả nhằm tạo ra sản phẩm đặc trưng, chất lượng, góp phần phát triển du lịch sinh thái, kết hợp với phát triển du lịch canh nông.

Xây dựng kế hoạch phát triển một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện như: chôm chôm, sầu riêng… để tăng giá trị sản phẩm, góp phần quảng bá du lịch; xây dựng trang trại nông nghiệp kết hợp làm du lịch, khuyến khích phát triển du lịch nông thôn.

Trao đổi với P.V, ông Lê Ngọc Quý-Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Thời gian tới, huyện tiếp tục kêu gọi đầu tư vào một số dự án cơ sở hạ tầng phát triển du lịch. Quan tâm quy hoạch, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn thiện các hạng mục hạ tầng du lịch, giao thông, điện, thông tin liên lạc, khu vui chơi giải trí; vận động, thu hút đầu tư cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống.

Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền, đổi mới hoạt động quảng bá bằng nhiều hình thức. Tuyển dụng, đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực cho du lịch. Mở lớp đào tạo nghề điều khiển phương tiện thủy nội địa, các lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng về du lịch cho cán bộ, công chức, viên chức. Tạo điều kiện về cơ chế chính sách, môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch.

Có thể bạn quan tâm

Bình yên Cù Lao Xanh

Bình yên Cù Lao Xanh

(GLO)- Xã Nhơn Châu, hay như dân gian quen gọi Cù Lao Xanh, là một trong những hòn đảo vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, nằm cách trung tâm Quy Nhơn khoảng 24 km về phía Đông.

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

(GLO)- Việc hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới) không chỉ kiến tạo một không gian phát triển mới mà còn thúc đẩy ngành du lịch đột phá, với sự kết hợp khai thác tài nguyên du lịch rừng và biển, sẽ tạo ra chuỗi sản phẩm đa dạng, hấp dẫn.

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Việc hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới) không chỉ kiến tạo không gian phát triển mới mà còn thúc đẩy ngành du lịch đột phá. Sự kết hợp khai thác tài nguyên du lịch rừng và biển sẽ tạo ra chuỗi sản phẩm đa dạng, hấp dẫn.

Biển đảo Phú Yên - vẻ đẹp nguyên sơ gọi mời

Biển đảo Phú Yên - vẻ đẹp nguyên sơ gọi mời

Với đường bờ biển dài đến 189 km, trải dọc từ vịnh Xuân Đài ở phía Bắc đến Hòn Nưa nơi cực Nam, Phú Yên sở hữu kho tàng thiên nhiên biển đảo phong phú và quyến rũ, là điểm đến hấp dẫn trong mùa hè cho những ai yêu thích vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng và chân thực.

Đa dạng tour hè

Đa dạng tour hè

Với bờ biển trải dài, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, ẩm thực đa dạng, phong phú, Bình Định đã trở thành điểm đến lý tưởng thu hút khách đến trong mùa hè. Để khách hàng dễ dàng tìm thấy lựa chọn phù hợp khi đến với “thiên đường biển”, nhiều doanh nghiệp lữ hành đã làm mới, đa dạng sản phẩm, đưa ra nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn.
Bánh hoa mai kẹp hạt

Bánh hoa mai kẹp hạt

Cơ sở sản xuất ngũ cốc, trà hoa Cô Ba Bình Định (phường Hoài Hảo, TX Hoài Nhơn) hiện cung ứng ra thị trường dòng sản phẩm mới mang tên bánh hoa mai kẹp hạt, được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị tự nhiên, bổ dưỡng.
Cá đá sông Côn

Cá đá sông Côn

Người dân ở vùng núi huyện Vĩnh Thạnh vẫn gìn giữ một món ăn giản dị mà đậm đà bản sắc - cá đá nướng cuốn lá rừng. Cá đá là loài cá nhỏ sống trong các khe suối, ghềnh đá, nơi nước chảy xiết, trong vắt. 
null