Ia Grai: 80 ha cà phê bị chết do không được tưới nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Ia Grai vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh Gia Lai về tình hình xung đột giữa người dân trên địa bàn xã Ia Grăng với Công ty cổ phần Cà phê Gia Lai.
Theo UBND huyện Ia Grai, năm 2016, trước khi cổ phần hóa, Công ty TNHH một thành viên Cà phê Gia Lai (nay là Công ty cổ phần Cà phê Gia Lai) có chủ trương cho công nhân trồng xen canh sầu riêng, bơ trong vườn cà phê để chắn gió, tăng thu nhập. Tuy nhiên, đầu năm 2019, Công ty cổ phần Cà phê Gia Lai họp công nhân phổ biến việc chuyển đổi diện tích cà phê sang trồng chuối và hứa đền bù thỏa đáng số lượng cây trồng trên đất mà công nhân đã đầu tư chăm sóc khi nhổ bỏ để trồng chuối.
 Người dân trên địa bàn huyện Ia Grai tổ chức thu hái cà phê.
Người dân trên địa bàn huyện Ia Grai tổ chức thu hái cà phê. Ảnh: M.N
Sau cuộc họp này, một số hộ công nhân Đội 11 và Đội 13 đã đồng ý nhổ bỏ 60 ha cà phê già cỗi để chuyển sang trồng chuối theo phương án của Công ty. Đối với diện tích còn lại, Công ty yêu cầu công nhân không được tưới nước để chuyển sang trồng chuối. Hậu quả là 60 ha cà phê kinh doanh và 20 ha cà phê tái canh (từ năm 2015 đến năm 2017)  bị chết. Số cây trồng chết này, Công ty tiếp tục “hứa miệng” sẽ đền bù 20.000 đồng/cây. Khi người dân không đồng ý mức hỗ trợ này, Công ty thay đổi phương án “ai thích thì chuyển đổi” nhưng nếu bỏ đất trống 3 năm thì sẽ thu hồi lô đất đã giao khoán.
Hiện có khoảng 60 ha của Đội 11 và Đội 13 đã nhổ bỏ cà phê nhưng chưa trồng chuối; 80 ha cà phê bị chết do Công ty không cho tưới nước đã ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của 140 công nhân. Nghiêm trọng hơn, dù người dân chưa đồng thuận về mức đền bù nhưng Công ty đã đưa máy móc vào nhổ bỏ cây trồng dẫn đến xung đột giữa 2 bên, người dân kéo ra cản trở, gây mất an ninh trật tự tại địa phương. Trước tình hình đó, UBND huyện đề nghị UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan hỗ trợ sớm giải quyết vụ việc.
Được biết, trước đây, Công ty TNHH một thành viên Cà phê Gia Lai quản lý 362 ha đất trên địa bàn xã Ia Grăng. Trong đó, diện tích cà phê đang trong thời kỳ kinh doanh là 229,48 ha; một số diện tích trồng mới, tái canh từ năm 2000 đến 2015; có 239 hộ (82 hộ đồng bào dân tộc thiểu số) nhận khoán và tái canh.
MINH NGUYỄN

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.