Hy sinh vì Campuchia-kỳ 4: Vị tướng hy sinh trên chiến trường Campuchia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thiếu tướng Kim Tuấn (tên thật là Nguyễn Công Tiến, sinh năm 1927, quê xã Tân Ước, Thanh Oai, Hà Nội), tư lệnh Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) là vị tướng duy nhất đã hi sinh trên chiến trường Campuchia.

Thiếu tướng Nguyễn Thị Thanh Hà, tiến sĩ tâm lý học, chính ủy Viện Y học cổ truyền quân đội, con gái tướng Kim Tuấn, dù rất bận rộn nhưng cũng sắp xếp gặp chúng tôi vào một buổi tối muộn tại nhà riêng, trong ngõ nhỏ phường Phương Mai (Hà Nội).

 

Thiếu tướng Nguyễn Thị Thanh Hà, con gái tướng Kim Tuấn, đang kể câu chuyện về cha mình.
Thiếu tướng Nguyễn Thị Thanh Hà, con gái tướng Kim Tuấn, đang kể câu chuyện về cha mình.

Vị tướng anh hùng

Ôm cuốn sách Chân dung vị tướng anh hùng, liệt sĩ Kim Tuấn trong lòng, thiếu tướng Hà nói: “Đời binh nghiệp, vì việc nước, việc quân, bố tôi đi biền biệt. Chị em tôi cứ thui thủi lớn lên ở vùng sơ tán, số lần chúng tôi được gặp bố chỉ đếm trên đầu ngón tay. Những gì chúng tôi biết về bố là qua lời kể của mẹ, các đồng đội của bố và được tập hợp hết trong cuốn sách này...”. Tướng Hà nói rồi tặng chúng tôi cuốn sách (NXB Quân Đội Nhân Dân ấn hành tháng 7-2012).

Theo bà Hà, trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên phó tư lệnh (rồi quyền tư lệnh) Quân đoàn 3, tư lệnh Quân đoàn 4, thường nhắc về thủ trưởng, người tiền nhiệm của mình với tình cảm nể phục, kính trọng. Tướng Thước còn nhớ mãi một trận đánh đầu năm 1979 nhằm đập tan tuyến phòng ngự của hai sư đoàn Pol Pot tại Công Pông Chàm do tên bộ trưởng Son Xen trực tiếp chỉ huy.

Nhiệm vụ là sư đoàn 320 (do Khuất Duy Tiến chỉ huy) phải đánh tan tuyến phòng ngự này để mở đường cho các đơn vị của ta vượt sông Mekong, tiến vào giải phóng Phnom Penh. Trước trận đánh, tướng Kim Tuấn cùng phó tư lệnh Nguyễn Quốc Thước đã trao đổi rất kỹ, đưa ra các tình huống khác nhau.

Thậm chí, tướng Tuấn đã suy nghĩ nhiệm vụ của sư đoàn 320 khá nặng nề, nên đã giao ông Thước (là phó tư lệnh) tăng cường để hỗ trợ chỉ huy trận đánh. Khi vào trận chiến, đúng như những gì tướng Tuấn đã dự liệu, khi quân ta bí mật vượt sông định đánh chiếm đầu cầu phía bên kia thì bị địch phát hiện.

Do đã bàn và thống nhất trước, quân ta đã chuyển sang tiến công, tấn công bằng sức mạnh và chỉ sau 20 phút, hệ thống phòng tuyến của địch tê liệt, sức đề kháng của hai sư đoàn Khmer Đỏ bị quân ta đánh tan tác...

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước kể vào đầu tháng 3-1979, Bộ Quốc phòng quyết định Quân đoàn 3 mở một đợt truy quét vào sào huyệt cuối cùng của Pol Pot tại khu vực biên giới Battambang (giáp với Thái Lan). Trước trận đánh, tướng Kim Tuấn giao tướng Thước trở lại Siem Reap để thu quân, bàn giao sư đoàn 31 cho Bộ Quốc phòng để làm nhiệm vụ khác, còn ông sẽ trực tiếp ở lại Battambang để chỉ đạo, tham gia chiến dịch truy quét tàn quân Pol Pot.

Dù tướng Thước cùng nhiều chỉ huy các đơn vị cho rằng tư lệnh Kim Tuấn phải về Siem Reap, nhưng tướng Tuấn nhất quyết không nghe. Ông lệnh cho một số cá nhân, bộ phận liên quan chuẩn bị để sáng 16-3 lên thị sát mặt trận, kiểm tra công tác chiến đấu của sư đoàn 10, sư đoàn 31...

Sáng 16-3-1979, tướng Kim Tuấn ngồi trong một chiếc commăngca đi kiểm tra mặt trận. Khi đến Phum Tốc (cách Battambang 40km), một phát súng B40 từ trên núi bắn xuống, trúng xe của ông. Tư lệnh Kim Tuấn bị thương nặng, trực thăng cấp cứu đã chở ngay ông về sân bay Pochentong, sau đó bay tiếp về sân bay Tân Sơn Nhất.

“Do điều kiện cấp cứu ở chiến trường Campuchia không tốt nên bố tôi được máy bay đưa về TP.HCM để cấp cứu. Đích thân ủy viên Bộ Chính trị Lê Đức Thọ đã trực tiếp ra sân bay Tân Sơn Nhất cùng hai êkip cấp cứu, nhưng do vết thương quá nặng, bố tôi đã mất ngay trên máy bay. Trước lúc mất, ông nhận hết trách nhiệm về mình, dặn dò đồng đội và gửi lời xin lỗi vợ con” - thiếu tướng Nguyễn Thị Thanh Hà xúc động kể lại.

 

Thiếu tướng Kim Tuấn (trái) đang báo cáo tình hình mặt trận tại Campuchia (1-1979) cho phó tổng tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn - Ảnh tư liệu.
Thiếu tướng Kim Tuấn (trái) đang báo cáo tình hình mặt trận tại Campuchia (1-1979) cho phó tổng tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn - Ảnh tư liệu.

Cuộc chiến và cuộc đời

Bà Hà tâm sự khi cuộc chiến chống Mỹ vào giai đoạn ác liệt (đầu những năm 1960), bà mới 6 tuổi cùng cậu em trai Nguyễn Công Hiệu, 4 tuổi, phải cùng ông bà nội sơ tán về mãi Phú Thái, Hải Dương. Mẹ bà thì làm bác sĩ ở Hà Nội, bố bà đi suốt đến giải phóng cũng không về, rồi vì nhiệm vụ lại quay ngay sang Campuchia luôn. Dù vậy, hai chị em bà vẫn không trách móc hay cảm thấy thiệt thòi gì về sự vắng mặt thường xuyên của bố.

“Giờ chúng tôi cũng đã 60 tuổi rồi, làm cha làm mẹ, lên ông lên bà rồi nên hiểu rất rõ tình cảm của bố tôi với vợ con sâu nặng như thế nào. Chúng tôi tự hào về bố của mình. Với chúng tôi, ông là tấm gương để noi theo. Khi bố hy sinh cũng là lúc tôi tốt nghiệp đại học, và tôi đã tiếp bước ông xin vào quân ngũ (Học viện Quân y)” - bà Hà nói.

Trong cuộc chiến, như lời kể của bà Hà thì tướng Kim Tuấn tham gia quân đội từ rất sớm, ông là học sinh Trường võ bị Trần Quốc Tuấn khóa đầu tiên, trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong 33 năm chiến đấu liên tục trên các chiến trường liên khu 3, Trị Thiên, Tây Nguyên, Sài Gòn - Gia Định ông đã lập nhiều chiến công vang dội.

“Đất nước thống nhất (năm 1975), nhưng gia đình tôi vẫn chưa được sum vầy, bố tôi vẫn phải ở lại Sài Gòn. Rồi đến năm 1978, cấp trên lại giao nhiệm vụ mới và ông lại ra chiến trường tham gia bảo vệ biên giới Tây Nam, giải phóng đất nước Campuchia khỏi nạn diệt chủng của Pol Pot”.

Theo lời kể của các đồng đội ông Tuấn thì mùa xuân năm 1979, cả Quân đoàn 3 bước vào cuộc tổng tiến công thần tốc, vượt chặng đường 600km xung quanh Biển Hồ, giải phóng sáu tỉnh phía bắc và tây bắc, góp phần giải phóng hoàn toàn đất nước Campuchia. Đồng thời, quân đoàn của tướng Kim Tuấn cũng đã đồng loạt tiến công truy quét, đập tan cơ quan trung ương và lực lượng tàn quân địch ở vùng rừng núi tây nam Campuchia.

Trong 20 tháng chiến đấu, Quân đoàn 3 đã tiêu diệt làm tan rã toàn bộ quân địch trên mặt trận đường 7 quân khu Đông, quân khu Tây Bắc, quân khu Bắc, loại khỏi vòng chiến đấu trên 48.000 tên địch, thu trên 53.000 súng các loại, gần 11.000 tấn đạn, hàng trăm ôtô, xe tăng, máy bay và nhiều tài liệu, tài sản quý rồi bàn giao đầy đủ cho chính quyền mới của Campuchia, góp phần giải phóng 1,7 triệu dân thoát khỏi cơn ác mộng diệt chủng Khmer Đỏ.

Theo tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.