Huyện Đức Cơ xây dựng 4 tuyến du lịch chính

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trên cơ sở đánh giá tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) đã xác định được 4 tuyến du lịch chính. Từ đó, địa phương từng bước xây dựng các điểm tham quan du lịch và liên kết hình thành tour du lịch sinh thái, du lịch văn hóa.
Cây Đa làng Ghè (xã Ia Dơk) được công nhận là "Cây Di sản Việt Nam" đã làm tôn thêm giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất Đức Cơ. Ảnh: Mai Ka
Cây Đa làng Ghè (xã Ia Dơk) được công nhận là "Cây Di sản Việt Nam" đã làm tôn thêm giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất Đức Cơ. Ảnh: Mai Ka

4 tuyến du lịch chính của huyện bao gồm: Tuyến du lịch nội địa huyện Đức Cơ (cây Đa làng Ghè-rừng Giáng Hương, Di tích lịch sử chiến thắng Chư Ty-Chư Bồ-Nghĩa trang Liệt sĩ Đức Cơ-đường Hồ Chí Minh-Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, thác Ông Đồng-suối Đôi, cây Đa làng Ghè-thác Ông Đồng-Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh); Tuyến du lịch liên huyện nội tỉnh Gia Lai (Biển Hồ-hoa muồng vàng Chư Prông-cây Đa làng Ghè); Tuyến du lịch liên tỉnh qua huyện Đức Cơ (Quy Nhơn-Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, suối Ia Đao-thác Ông Đồng-khu du lịch Buôn Đôn); Tuyến du lịch quốc tế (Gia Lai-Ratanakiri, Gia Lai-Stung Treng-Ratanakiri).

Xác định rõ tiềm năng, lợi thế và hiệu quả của ngành Du lịch mang lại cho địa phương, hàng năm, huyện Đức Cơ đã ban hành các kế hoạch thực hiện với mục tiêu phát triển du lịch theo hướng bền vững, từng bước xây dựng các sản phẩm du lịch, các điểm tham quan và liên kết hình thành các tour tuyến. Trong đó, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu, hình ảnh con người, thiên nhiên, văn hóa đặc trưng của huyện; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, các trang mạng xã hội vào hoạt động quảng bá các sản phẩm, các khu, điểm, tuyến du lịch đến du khách trong và ngoài nước; quan tâm đầu tư các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các cơ sở lưu trú, dịch vụ vui chơi giải trí; tập trung phát triển các loại hình du lịch theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường; khuyến khích hỗ trợ cộng đồng và người dân tham gia hoạt động du lịch.

Có thể bạn quan tâm

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày không chỉ làm bùng nổ các tua du lịch, mà còn tạo ra cuộc chạy đua hấp dẫn giữa những chuyến đi xa và những kỳ nghỉ gần. Thị trường đang bày ra “mâm cỗ” phong phú, đủ hương vị từ truyền thống đến hiện đại, tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền.

Khám phá Ngọa Long Sơn

Khám phá Ngọa Long Sơn

(GLO)- Ngọa Long Sơn là một khu nhà vườn nghỉ dưỡng đẹp gần núi Hàm Rồng, trong một thung lũng đẹp, bao bọc bởi núi đồi và ruộng bậc thang, khí hậu trong lành, mát mẻ, thuộc địa bàn xã Gào, cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 11 km về phía Nam.

Xây dựng Bích Đầm thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Xây dựng Bích Đầm thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Ngày 3/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa phối hợp các đơn vị tổ chức hội nghị tổng kết Dự án thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo tồn rạn san hô và phát triển bền vững khu vực biển Hòn Mun, vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Mô hình “Cà phê cảnh quan” ở xã Đak Krong, huyện Đak Đoa. Ảnh: H.T

“Cà phê cảnh quan”: Đa lợi ích

(GLO)- Cà phê cảnh quan là mô hình trồng cà phê xen canh với các cây trồng khác để tạo cảnh quan sinh thái, giúp mang lại giá trị cao cho cây cà phê, có thể phát triển du lịch.