Huyền bí mộc thần Yang Bay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vừa vào đến khuôn viên của Công viên Du lịch Yang Bay, phía bên trái đầu dốc là đồi Phượng Hoàng, có một cổ thụ sum sê.

 

Những già làng ở đây cũng không biết cổ thụ có từ khi nào, chỉ ước chừng đã tồn tại hơn 500 năm, qua bao thế hệ, dân làng vẫn gọi với cái tên tôn kính là mộc thần. Mộc thần gồm 2 cây da và 1 cây sanh quấn lấy nhau, gốc hơn 20 người ôm, cao hơn 25 m, tán cây rộng hơn 200 m2.

A Dũng, người Raglay làm việc ở Công viên Du lịch Yang Bay, cho biết 3 cây này tượng trưng cho 3 dòng thác Yang Bay, Yang Khang và Hocho. Theo các già làng, người Raglay ở đây đều tin rằng mộc thần rất linh thiêng. Cây đứng vững như một vị thần canh giữ khu rừng, bảo vệ và ban phúc cho dân làng. Người dân ở đây mỗi khi đi rừng đều dừng chân dưới gốc cây cầu nguyện cho chuyến đi được bình an và thành công.


 



Đây cũng là nơi cầu nguyện của mỗi đôi trai gái trước khi quyết định về chung một mái nhà. Theo các già làng người Raglay, mộc thần có 8 bành rất lớn tượng trưng cho 8 mặt của thần rừng để trông coi 8 hướng của trời đất. Còn với người Kinh khi đến đây lại cho rằng 8 bành đó tương ứng với 8 quẻ bát quái là càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài; tượng trưng cho trời, đầm (hồ), lửa, sấm, gió, núi, nước, đất. Người dân quanh vùng còn truyền miệng rằng 8 mặt mà mộc thần bành ra 8 hướng là 8 vấn đề quan trọng trong đời, cụ thể là: sức khỏe, tình duyên, sự nghiệp, học hành, gia đình, tiền bạc, cầu tự, tâm an.

Người xưa kể rằng hằng năm, cứ vào khoảng tháng 8 đến tháng 3 âm lịch, người ta thường thấy chim phượng hoàng đất bay về đậu trên những tán cây mộc thần ăn trái. Vì thế người dân gọi đồi này là đồi Phượng Hoàng. Họ cho rằng ai trong đời được nhìn thấy chim phượng hoàng đất sẽ gặp được nhiều may mắn, tốt đẹp trong cuộc sống. Ông Võ Khôi Minh, Giám đốc Công viên Du lịch Yang Bay, cho biết mộc thần cũng chính là tượng đài tâm linh của những người con tại Yang Bay, do đó hằng tháng cán bộ, công nhân viên đều dừng chân ghé lại nơi đây, dâng lễ với lòng thành, ước nguyện hạnh phúc cho người dân.

Năm 2017, cơn bão lịch sử số 12 ở Khánh Hòa càn quét tang thương nhưng tại xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, mộc thần của người Raglai vẫn nguyên vẹn, không suy suyển.

Theo Đoàn Đức (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.