(GLO)- Bén rễ trên đất Chư Păh (tỉnh Gia Lai) khoảng 5 năm trở lại đây, cây quýt đường đang được nhiều nông dân lựa chọn trồng trên vùng đất khô cằn, sỏi đá. Đến nay, cây quýt đường đã cho thu nhập cao, giúp nông dân từng bước thoát nghèo và làm giàu.
Xây dựng nền nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn, tạo ra thị trường riêng và nâng cao giá trị cho từng loại nông sản, sản phẩm chế biến... là xu thế không thể đảo ngược. Đó vừa là thời cơ vừa là thách thức, đòi hỏi phải có tâm thế 'làm nông nghiệp thức thời'.
(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.
(GLO)- Tối 29-12, Hợp tác xã Nông nghiệp và Du lịch Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Viện Khoa học Công nghệ Sinh học và Môi trường Việt Nam tổ chức ra mắt sản phẩm đất hữu cơ đa dụng và chế phẩm sinh học Bio đa năng từ cây dã quỳ.
Anh Nguyễn Công Hoàng Gia-Giám đốc Công ty TNHH Ánh Dương Tây Nguyên (phường Trà Bá, TP. Pleiku) đã xây dựng hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp xanh thu hút nhiều nông dân trong tỉnh tham gia. Chàng trai sinh năm 1997 này đã làm cầu nối lan tỏa các giải pháp ứng dụng canh tác nông nghiệp xanh, an toàn, hiệu quả kinh tế cao đến cộng đồng.
(GLO)- Sau 2 ngày (28 và 29-7) diễn ra Phiên chợ nông sản và Hội thi “Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu” tỉnh Gia Lai lần thứ II-2023, chiều 29-7, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku, Hội Nông dân tỉnh đã bế mạc và trao thưởng cho các sản phẩm nông nghiệp tham gia hội thi.
(GLO)- Ngày 12-4, tại xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Hội Nông dân tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng mở lớp “Tập huấn tổng quan về phân loại, xử lý rác thải hữu cơ và kỹ thuật lên men phụ phẩm cây trồng làm thức ăn chăn nuôi”.
(GLO)- Việc phát triển trang trại nông nghiệp theo hướng hữu cơ, hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Đây được xem là hướng phát triển tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại, giúp giảm thiểu tác động đến môi trường, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn và hướng đến xuất khẩu.
(GLO)- Những năm gần đây, ngành Nông nghiệp huyện Chư Sê vận động bà con nông dân thay đổi tập quán canh tác, liên kết với các doanh nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn 4C, VietGAP, hữu cơ để nâng cao giá trị và chất lượng cà phê.
(GLO)- Cùng với phát triển cây công nghiệp, Đak Đoa cũng tích cực khai thác thế mạnh về đất đai, khí hậu để hình thành vùng chuyên canh rau màu canh tác theo hướng hữu cơ, an toàn.
(GLO)- Đầu tháng 5-2021, giá phân bón đột ngột tăng cao đến chóng mặt. Nhiều chuyên gia nhận định: Giá phân bón sẽ giảm vào cuối tháng 5-2021 do nhiều nguyên nhân. Ấy vậy mà chưa kịp giảm thì giá phân bón đã lập đỉnh mới. Đại lý lao đao vì không bán được hàng, còn nông dân thì tìm cách chuyển sang canh tác theo hướng hữu cơ.
(GLO)- Trong bối cảnh giá hồ tiêu và cà phê liên tục giảm mạnh, nhiều nông dân ở xã Ia Bang (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã chuyển sang trồng cây sầu riêng theo hướng hữu cơ cho thu nhập khá.
Ông Cao Minh Thơ (xã Ea Ly, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) đã tìm hiểu rất nhiều nơi, nắm tình hình sản xuất thực tiễn tại địa phương và các tỉnh Tây Nguyên để đầu tư trồng 2ha sâm Bố Chính theo hướng hữu cơ. Ông Thơ cho biết, hiện nay, chi phí đầu tư trồng 1ha nhân sâm Phú Yên (sâm Bố Chính) khoảng 100-200 triệu đồng.
Một nhóm nghiên cứu từ Đức và Trung Quốc đã lập kỷ lục mới về hiệu suất chuyển đổi năng lượng của các mô-đun quang điện hữu cơ (OPV) với tỷ lệ 12,6% trên diện tích 26 cm2.
(GLO)- Kbang (Gia Lai) là một trong những huyện có diện tích lớn và đa dạng chủng loại cây ăn quả của tỉnh. Trồng cây theo hướng hữu cơ thay thế phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hóa học bằng các loại có nguồn gốc sinh học, đang được người dân áp dụng vào quá trình sản xuất, tạo ra sản các phẩm có chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Việt Nam có kinh nghiệm sản xuất của ông cha để lại, hệ sinh thái đa dạng, phong phú, từ cây trồng, vật nuôi… Đây có thể là một “kho báu“ để khai thác từng bước phát triển nông nghiệp, đặc biệt nhóm nông nghiệp hữu cơ.
Trên tay người đàn ông gần 40 tuổi ấy lại là một nắm phân bò lúc nhúc những con giun quế, gương mặt đã sạm đi vì nắng và gió của anh thoáng lên ánh mắt mãn nguyện khi rắc những nắm phân và giun xuống những luống rau xanh mướt dưới chân.