Hương vị mưu sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bao đêm qua ô cửa nhỏ, tiếng chổi đều đặn của chị lao công dưới phố quen thuộc đến mức tôi đoán định được giờ giấc, đếm được nhịp quét, nghe được cả âm điệu trầm bổng trong từng đường chổi.
Chỉ khác rằng, tiếng chổi đêm nay lại bị lấn át trong cơn mưa quăng quật, xóa tan đi bầu không khí ngột ngạt và tĩnh lặng quá đỗi của những ngày giãn cách. Tôi đứng nơi bậu cửa, mặc mưa, mặc gió lạnh đang phả vào da thịt. Tôi tự hỏi mình trong phút giây đêm trôi về cuộc mưu sinh của đời người.
Ngày tôi còn bé, bố mẹ gửi anh chị tôi ở lại nhà cậu rồi bế theo tôi từ eo đất miền Trung vào Gia Lai lập nghiệp. Những ngày đầu tiên đến vùng đất mới, mẹ bị choáng ngợp bởi núi rừng trùng điệp. Nhà cửa vùng thị trấn thì lưa thưa, khu nhà tôi đến định cư hoang vắng chỉ toàn cây rừng rậm rịt. Mẹ bảo ngày ấy sợ lắm, cứ hoàng hôn buông xuống là chẳng dám đi đâu. Nhất là mùa mưa dầm, những cơn mưa rả rích triền miên, nỗi buồn càng tăng lên gấp bội khi cơn mưa tầm tã chẳng thấy nổi mặt người. Mỗi đêm về nằm nghe tiếng gió rít từng cơn qua mái hiên, tiếng chim cú vọng vào không trung vắng lặng càng thêm hoang hoải. Bóng đêm bao trùm nuốt chửng cả không gian càng khiến sự tồn tại của con người trở nên nhỏ bé. Tiếng thằn lằn tặc lưỡi dấm dứt nỗi nhớ về quê cha đất tổ của người xa xứ…
Lúc mới tốt nghiệp đại học ra trường, tôi hăm hở vào Sài Gòn với bao nhiêu khát vọng của tuổi trẻ. Mưu sinh giữa thành phố mấy triệu dân chưa bao giờ là dễ dàng. Những buổi chiều tan sở, hòa vào dòng người đông đúc, trên con phố xe cộ nghìn nghịt bon chen, tôi cảm nhận rõ thấy sự cô đơn, lạc lõng của chính mình giữa dòng chảy mưu sinh. Có lần trò chuyện cùng một anh công nhân vệ sinh môi trường, anh tâm sự: “Công việc của anh chuyên xử lý tắc cống, vét bùn, rác… mỗi lần về nhà, dù tắm rửa bao nhiêu lần vẫn bị ám mùi bùn cống”. Anh mỉm cười khi vừa dứt câu, nụ cười của anh khiến trái tim tôi ấm áp hơn giữa Sài Gòn rộng lớn, nụ cười đồng cảm của kiếp người mưu sinh luôn nỗ lực hết mình vì khát vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Tiếng mưa ràn rạt ngoài trời mỗi lúc một nặng hạt hơn. Chị công nhân vệ sinh vẫn cần mẫn từng đường chổi quen thuộc. Trong những ngày thực hiện 5K để chống dịch Covid-19, mọi người ở nhà nhiều hơn, lượng rác thải mỗi ngày các anh chị đi thu gom cũng quá tải. Nhớ về cuộc hành trình vừa qua của đoàn người vượt trăm ngàn cây số trở về quê trước khi có lệnh giãn cách, biết bao nhiêu người lao động còn mắc kẹt lại giữa Sài Gòn đang từng ngày lo tiền trọ, thức ăn… hơn thế nữa là đối mặt với lằn ranh mỏng manh của sự sống và cái chết, tôi càng thấy thương cảm, xót xa hơn cho phận người mưu sinh. Chính những lúc như thế, tôi thấy mình như hòa chung vào tình người trong mùa dịch, biết ơn những tấm lòng sẻ chia “lá lành đùm lá rách” của cộng đồng khắp cả nước qua những chuyến hàng cứu trợ. Tình cảm tương thân tương ái được gửi gắm qua từng túi gạo, bó rau… 
Hành trình mưu sinh của mỗi người, mỗi nghề đều có niềm vui, nỗi buồn và dư vị riêng. Có lẽ trong những ngày tháng biến đổi trước dịch bệnh khôn lường, con người càng biết đồng cảm, chia sẻ cùng nhau để vượt qua khó khăn trước thời cuộc, để sớm chiến thắng dịch bệnh.
TRÚC PHÙNG

Có thể bạn quan tâm

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2025), chiều 15.6, Bảo tàng Báo chí Việt Nam giới thiệu bộ phim tài liệu “Kim Toàn - Nhà báo chiến sĩ”. Bộ phim kể lại một cách chân thực cuộc đời và cống hiến của nhà báo Kim Toàn trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ đổi mới.
null